Ngay tại thủ đô cũng có lễ hội giết lợn đẫm máu giữa sân đình

Phóng sự - Khám pháThứ Tư, 25/02/2015 04:07:00 +07:00

Chỉ trong nháy mắt, chiếc dao kề cổ, chiếc chày to tướng bổ một nhát vào sống dao, thủ lợn đã bay ra khỏi cổ. (Minh Anh)

Thời gian gần đây, cả nước xôn xao với chuyện chém lợn giữa sân đình ở một ngôi làng ở Bắc Ninh. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ngay tại thủ đô, cũng có một “lễ hội máu me” với loài lợn. Lễ hội đó được gọi với cái tên khá lạ, đó là Chạy lợn.

Thời gian gần đây, cả nước xôn xao với chuyện chém lợn giữa sân đình ở một ngôi làng ở Bắc Ninh. Thế nhưng, ít ai biết rằng, ngay tại thủ đô, cũng có một “lễ hội máu me” với loài lợn. Lễ hội đó được gọi với cái tên khá lạ, đó là Chạy lợn.

Lễ hội Chạy lợn diễn ra tại đình làng Duyên Yết (Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội) vào ngày mùng 7 Tết hàng năm.

Lễ hội Chạy lợn diễn ra tại đình làng Duyên Yết (Hồng Thái, Phú Xuyên, Hà Nội) vào ngày mùng 7 Tết hàng năm.

Tại lễ hội này, người dân trong làng sẽ tiến hành cuộc thi mổ lợn thần tốc ngay tại sân đình trước sự chứng kiến của hàng vạn du khách. Chính vì hành động mổ lợn thần tốc, mà hình ảnh giết lợn thực sự gây ám ảnh với những người yếu vía.

Tại lễ hội này, người dân trong làng sẽ tiến hành cuộc thi mổ lợn thần tốc ngay tại sân đình trước sự chứng kiến của hàng vạn du khách. Chính vì hành động mổ lợn thần tốc, mà hình ảnh giết lợn thực sự gây ám ảnh với những người yếu vía.

Ông Nguyễn Văn Chỉnh, nguyên cán bộ văn hóa huyện Phú Xuyên, thành viên ban tổ chức lễ hội, hội “Chạy lợn” ở làng Diền, nay là thôn Duyên Yết đã có từ hàng ngàn năm trước, gắn với truyền thuyết về Cao Sơn Đại Vương.

Ông Nguyễn Văn Chỉnh, nguyên cán bộ văn hóa huyện Phú Xuyên, thành viên ban tổ chức lễ hội, hội “Chạy lợn” ở làng Diền, nay là thôn Duyên Yết đã có từ hàng ngàn năm trước, gắn với truyền thuyết về Cao Sơn Đại Vương.

Đình Duyên Yết, hay còn gọi là đình Chạy Lợn, được dân làng dựng từ 400 năm trước. Đình thờ Cao Sơn Đại Vương. Ông là một trong hai người em nuôi của đức thánh Tản Viên, có công rất lớn trong việc đánh đuổi quân Thục xâm lược nước ta.

Đình Duyên Yết, hay còn gọi là đình Chạy Lợn, được dân làng dựng từ 400 năm trước. Đình thờ Cao Sơn Đại Vương. Ông là một trong hai người em nuôi của đức thánh Tản Viên, có công rất lớn trong việc đánh đuổi quân Thục xâm lược nước ta.

Trong một lần Cao Sơn Đại Vương hành quân thần tốc đã đi qua làng Diền. Đến làng, quân sĩ mệt mỏi, lại đói, nên các cụ trong làng xin ngài cho làm cỗ khao quân. Cao Sơn Đại Vương cám ơn các bô lão và từ chối, vì quân lính phải hành quân thần tốc, không thể dừng lại lâu.

Trong một lần Cao Sơn Đại Vương hành quân thần tốc đã đi qua làng Diền. Đến làng, quân sĩ mệt mỏi, lại đói, nên các cụ trong làng xin ngài cho làm cỗ khao quân. Cao Sơn Đại Vương cám ơn các bô lão và từ chối, vì quân lính phải hành quân thần tốc, không thể dừng lại lâu.

Tuy nhiên, chỉ trong chớp mắt, đám thanh niên trong làng đã vật hàng chục con lợn và chế biến thành nhiều món để khao quân. Sau bữa khao quân ấy, dân làng đã lập đền thờ Cao Sơn Đại Vương và coi ông là Thành Hoàng làng, rồi hàng năm đều tổ chức lễ hội thi giết lợn nhanh, để tưởng nhớ đến vị tướng tài ba này.

Tuy nhiên, chỉ trong chớp mắt, đám thanh niên trong làng đã vật hàng chục con lợn và chế biến thành nhiều món để khao quân. Sau bữa khao quân ấy, dân làng đã lập đền thờ Cao Sơn Đại Vương và coi ông là Thành Hoàng làng, rồi hàng năm đều tổ chức lễ hội thi giết lợn nhanh, để tưởng nhớ đến vị tướng tài ba này.

Những con lợn đem ra mổ thịt tế thần được nhân dân trong các thôn kính cẩn gọi là “ông lợn” và được nuôi dưỡng rất chu đáo.

Những con lợn đem ra mổ thịt tế thần được nhân dân trong các thôn kính cẩn gọi là “ông lợn” và được nuôi dưỡng rất chu đáo.

Đầu tiên, người ta chọn những con lợn đực, trắng, không hoen mũi… rồi giao cho các gia đình khá giả, có uy tín trong làng, gia đình không có tang ma nuôi dưỡng lợn. Gia đình nào được nuôi “ông lợn” đều rất tự hào và được dân làng coi trọng.

Đầu tiên, người ta chọn những con lợn đực, trắng, không hoen mũi… rồi giao cho các gia đình khá giả, có uy tín trong làng, gia đình không có tang ma nuôi dưỡng lợn. Gia đình nào được nuôi “ông lợn” đều rất tự hào và được dân làng coi trọng.

Điều đặc biệt là “ông lợn” được ăn cháo hoa nấu bằng gạo nếp, hàng ngày được tắm rửa sạch sẽ bằng nước lá thơm. Người nuôi “ông lợn” cũng phải biết tính toán kỹ lưỡng khẩu phần ăn hàng ngày, để đến khi có lễ hội, “ông” nặng chừng 60kg.

Điều đặc biệt là “ông lợn” được ăn cháo hoa nấu bằng gạo nếp, hàng ngày được tắm rửa sạch sẽ bằng nước lá thơm. Người nuôi “ông lợn” cũng phải biết tính toán kỹ lưỡng khẩu phần ăn hàng ngày, để đến khi có lễ hội, “ông” nặng chừng 60kg.

Lễ rước “ông lợn” vào đình làng được tổ chức rất chu đáo và hoành tráng, có cả đội rước kiệu Long Đình, đội kiệu Bát Cống, với võng lọng xênh xang, có cả lân, sư tử nhảy múa tưng bừng dẫn đường phía trước.

Lễ rước “ông lợn” vào đình làng được tổ chức rất chu đáo và hoành tráng, có cả đội rước kiệu Long Đình, đội kiệu Bát Cống, với võng lọng xênh xang, có cả lân, sư tử nhảy múa tưng bừng dẫn đường phía trước.

Tại ao trước đình, thanh niên trong làng đã dựng lên một sân khấu nổi khá hoành tráng. Các “ông lợn” nằm trong những chiếc cũi rất đẹp, được khiêng đến sân đình. Vị chủ tế vào đình thắp hương khấn vái thông báo với các vị thần linh chuẩn bị lễ mổ lợn tế thần.

Tại ao trước đình, thanh niên trong làng đã dựng lên một sân khấu nổi khá hoành tráng. Các “ông lợn” nằm trong những chiếc cũi rất đẹp, được khiêng đến sân đình. Vị chủ tế vào đình thắp hương khấn vái thông báo với các vị thần linh chuẩn bị lễ mổ lợn tế thần.

Trên sân khấu giữa ao đình, những nổi nước lớn đã được nổi lửa, sôi ùng ục, khói bay mù mịt.

Trên sân khấu giữa ao đình, những nổi nước lớn đã được nổi lửa, sôi ùng ục, khói bay mù mịt.

Đồ nghề của những người mổ lợn ở đây không giống bất cứ đồ nghề dành cho việc mổ lợn ở đâu. Đáng chú ý là chiếc búa gỗ to bằng bắp đùi và chiếc dao rựa bản to 20 cm, dài 50 cm và nặng tới 8 kg, vô cùng sắc lẹm.

Đồ nghề của những người mổ lợn ở đây không giống bất cứ đồ nghề dành cho việc mổ lợn ở đâu. Đáng chú ý là chiếc búa gỗ to bằng bắp đùi và chiếc dao rựa bản to 20 cm, dài 50 cm và nặng tới 8 kg, vô cùng sắc lẹm.

Tế thần xong, vị chủ tế đánh trống lệnh. Tức thì, 20 thanh niên của mỗi đội khiêng lợn chạy trên chiếc cầu ra sân khấu nổi, vật lợn ra, rồi mỗi người một việc, đã phân công chi tiết, xông vào làm thịt lợn.

Tế thần xong, vị chủ tế đánh trống lệnh. Tức thì, 20 thanh niên của mỗi đội khiêng lợn chạy trên chiếc cầu ra sân khấu nổi, vật lợn ra, rồi mỗi người một việc, đã phân công chi tiết, xông vào làm thịt lợn.

Chỉ trong nháy mắt, chiếc dao kề cổ, chiếc chày to tướng bổ một nhát vào sống dao, thủ lợn đã bay ra khỏi cổ, máu phun ồng ộc đỏ lòm cả sân khấu.

Chỉ trong nháy mắt, chiếc dao kề cổ, chiếc chày to tướng bổ một nhát vào sống dao, thủ lợn đã bay ra khỏi cổ, máu phun ồng ộc đỏ lòm cả sân khấu.

Khi thân thể mất đầu của mấy “ông lợn” tội nghiệp vẫn còn đang giãy giụa thì tim, gan, lá lách, phổi, cật đã bị rút ra khỏi cơ thể, thả vào nồi nước sôi ùng ục, rồi bày lên mâm lễ.

Khi thân thể mất đầu của mấy “ông lợn” tội nghiệp vẫn còn đang giãy giụa thì tim, gan, lá lách, phổi, cật đã bị rút ra khỏi cơ thể, thả vào nồi nước sôi ùng ục, rồi bày lên mâm lễ.

Chỉ khoảng 1 phút 50 giây, 20 tráng đinh của xóm 2 đã mổ xong lợn, luộc xong các thứ ngon từ con lợn và bày lên mâm lễ dâng Thành Hoàng làng.

Chỉ khoảng 1 phút 50 giây, 20 tráng đinh của xóm 2 đã mổ xong lợn, luộc xong các thứ ngon từ con lợn và bày lên mâm lễ dâng Thành Hoàng làng.

Tiêu chí của cuộc thi mổ lợn phải đảm bảo những yếu tố: Tốc độ, tinh thục và thẩm mỹ. Tốc độ là nhanh, tinh thục là sạch và những sản phẩm trên mâm lễ phải đẹp.

Tiêu chí của cuộc thi mổ lợn phải đảm bảo những yếu tố: Tốc độ, tinh thục và thẩm mỹ. Tốc độ là nhanh, tinh thục là sạch và những sản phẩm trên mâm lễ phải đẹp.

Những sản phẩm trên mâm lễ dâng thần gồm thủ lợn, đuôi lợn, tề vai (thịt vai), tề mông, gầu o (ức), gầu bụng, đĩa tiết và đĩa ngũ tạng gồm tim, gan, phổi, lá lách, cật, đĩa muối, trầu cau và thẻ hương.

Những sản phẩm trên mâm lễ dâng thần gồm thủ lợn, đuôi lợn, tề vai (thịt vai), tề mông, gầu o (ức), gầu bụng, đĩa tiết và đĩa ngũ tạng gồm tim, gan, phổi, lá lách, cật, đĩa muối, trầu cau và thẻ hương.

Đuôi được gắn vào miệng lợn với ý nghĩa khuyên răn dân làng sống phải có trước, có sau, có đầu có đuôi. 4 miếng thịt cắt phải thật vuông vắn, kích cỡ 10x10 cm, được bày vào đĩa tròn, với ý nghĩa 'trời tròn đất vuông' trong sự tích 'bánh chưng, bánh dày'.

Đuôi được gắn vào miệng lợn với ý nghĩa khuyên răn dân làng sống phải có trước, có sau, có đầu có đuôi. 4 miếng thịt cắt phải thật vuông vắn, kích cỡ 10x10 cm, được bày vào đĩa tròn, với ý nghĩa 'trời tròn đất vuông' trong sự tích 'bánh chưng, bánh dày'.

Sản phẩm trên mâm cúng phải đảm bảo gồm các món ở phần trên con lợn, phần dưới con lợn, phần trong con lợn, phần ngoài con lợn… với ý nghĩa khuyên răn con người sống phải có trên có dưới, có trước có sau, có trong có ngoài…

Sản phẩm trên mâm cúng phải đảm bảo gồm các món ở phần trên con lợn, phần dưới con lợn, phần trong con lợn, phần ngoài con lợn… với ý nghĩa khuyên răn con người sống phải có trên có dưới, có trước có sau, có trong có ngoài…

Lá mỡ chài ngoài dạ dày lợn được tráng nước nóng, phủ lên đầu lợn với ý nghĩa “nhiễu điều phủ lấy giá gương…”.

Lá mỡ chài ngoài dạ dày lợn được tráng nước nóng, phủ lên đầu lợn với ý nghĩa “nhiễu điều phủ lấy giá gương…”.

Bình luận
vtcnews.vn