Nga bắt đầu "ế hàng" thiết bị thiết giáp

Thế giớiThứ Sáu, 15/04/2011 05:52:00 +07:00

Nước Nga dường như cũng đang có xu hướng mất dần vị trí của mình vì không có khả năng giới thiệu với khách hàng sản phẩm có khả năng cạnh tranh và hiện đại.

"Vị trí mà nước Nga đang có trên thị trường trang thiết bị thiết giáp hạng nặng thế giới dường như có những điểm mâu thuẫn", Phó Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstatin Makyenko tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti.

Nước Nga dường như cũng đang có xu hướng mất dần vị trí của mình vì không có khả năng giới thiệu với khách hàng sản phẩm có khả năng cạnh tranh và hiện đại.

Tính mâu thuẫn nằm ở chỗ, một mặt từ năm 2000-2009, Nga đã thực sự trở thành nhà cung cấp tăng thiết giáp lớn nhất trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, mức tăng khối lượng bán xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S chủ yếu được đảm bảo bởi Ấn Độ và Algeria, còn ngoài phạm vi các nước này, tăng thiết  giáp của Nga không có được những đột phá thực sự nào. Hơn nữa, xe tăng VT1A của Trung Quốc bắt đầu được thị trường thế giới ưa chuộng.

 Xe thiết giáp chở tên lửa phòng không cơ động của quân đội Nga (Ảnh: RT)

Theo lời chuyên gia Makyenko, “sự trì trệ về mức độ kỹ thuật của T-90” cùng với giá thành gia tăng đã dẫn đến việc VT1A của Trung Quốc đã có thể vượt qua T-90S của Nga trong vụ đấu thầu cung cấp tăng chiến đấu chủ lực của Marocco. Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu tích cực hơn trong việc giới thiệu xuất khẩu tăng Type 96 rẻ hơn và trong tương lai có thể đưa ra ngoài thị trường tăng Type 99. Tóm lại, Trung Quốc thực sự có thể làm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng về mặt giá cả và kỹ thuật.

Theo lời ông Makyenko, một tín hiệu lo ngại khác là T-90S đã thua cuộc trong vụ đấu thầu xe tăng tại Malaysia. Trong vụ đấu thầu này, xe tăng của Nga đã chịu thua xe tăng PT-91M của Ba Lan – loại xe được chế tạo dựa trên T-72 của Liên Xô.

"Sự eo hẹp trong các đề xuất của Nga”, kỹ thuật lạc hậu và “chưa đủ mềm dẻo trong phản ứng đối với nhu cầu của thị trường” chính là nguyên nhân khiến Nga đang mất dần vị trí của mình trên thị trường thế giới. Theo đánh giá của Makyenko, để khôi phục vị trí, Nga cần phải thực hiện xong bước đột phá về chất.

Có thể, vị trí cao của Nga trên thị trường tăng thiết giáp thế giới trong một vài năm tới sẽ được giữ vững, tuy nhiên về việc nghiên cứu chế tạo những mẫu tăng thiết giáp mới, việc bán xe tăng của Nga có thể bị suy giảm. Để giữ vững vị trí thủ lĩnh, theo Makyenko, Nga “cần bước nhảy về chất trong việc tạo ra tăng thiết giáp thế hệ mới”.

Theo thông tin hồi tháng 9/2010, từ năm 2006-2009, Nga đã cung cấp ra thị trường nước ngoài 482 chiếc tăng trị giá 1,57 tỷ USD. Theo khối lượng cung cấp tăng thiết giáp, Nga đứng vị trí đầu tiên, vượt qua Đức (292 chiếc tăng) và Mỹ (209 chiếc tăng). Theo dự báo của Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế, trong năm 2010-2013, khối lượng cung cấp xe tăng của Nga trên thị trường thế giới sẽ đạt mức 859 chiếc. Đánh giá này dựa trên những hợp đồng đã ký kết cũng như dự định được đưa ra của một vài quốc gia.

Theo
Huy Linh (Lenta/ Vitinfo)

Bình luận
vtcnews.vn