Mỹ nữ Ấn Độ - chua xót những "chiếc cùm trinh tiết"

Thế giớiChủ Nhật, 18/09/2011 05:56:00 +07:00

(VTC News) - Ở nhiều nơi trên đất Ấn, đàn ông giữ vợ bằng cách bắt họ đeo chuông chân để luôn phát ra tiếng kêu, ngăn cản người phụ nữ làm chuyện ngoài lễ giáo.

(VTC News) - Ở nhiều nơi trên đất Ấn Độ, những người đàn ông giữ vợ bằng cách bắt họ đeo chuông chân bằng kim loại, để nó luôn phát ra tiếng kêu, ngăn cản người phụ nữ của mình làm những chuyện "trái luân thường".

Đến với đất nước Thiên Trúc, điều thu hút người khác chính là vẻ đẹp thanh lịch của các thiếu nữ Ấn Độ. Tuy nhiên, có những nỗi niềm, những giọt nước mắt khó lòng tưởng tưởng được đằng sau vẻ đẹp đó. Ở nhiều nơi, ngay cả những cô gái có hoàn cảnh gia đình khá giả cũng khó tránh khỏi tục khóa chân còn sót lại từ truyền thống hôn nhân phong kiến.

 Chiếc chuông chân mà người phụ nữ Ấn Độ luôn đeo bên mình

Phụ nữ Ấn Độ có rất nhiều đồ trang sức, bao gồm khuyên tai, dây chuyền, nhẫn, vòng tay, dây đeo đầu, lắc chân… Trang sức là một nửa cuộc sống của họ, nếu không muốn nói họ đã trở thành nô lệ cho trang sức. Ngay cả những thiếu nữ có hoàn cảnh gia đình khó khăn cũng không thể không sắm cho mình vài món trang sức cần thiết.

Trang phục mà thiếu nữ Ấn Độ thích mặc nhất là Sari. Để có được vẻ đẹp lả lướt quyến rũ với thứ trang phục này, đầu tiên cần mặc áo bó sát người, vai và ngực quấn chặt, thắt lưng và cánh tay để lộ ra, bên dưới mặc quần hoặc váy ngắn, cuối cùng khoác Sari xuống tới mắt cá chân. Kiểu phục trang này khiến họ vừa khoe được những đường cong quyến rũ mà vẫn kín đáo vừa đủ. Trong các nước Tây và Nam Á, phụ nữ Ấn Độ được đánh giá là có gu thẩm mĩ bắt mắt nhất và cũng được "thoáng" về mặt trang phục nhất.

 

Tuy nhiên, đừng nhìn vào trang sức và y phục rạng rỡ để nghĩ rằng họ may mắn và hạnh phúc. Bản thân những thứ trang sức đó chứa đựng nhiều câu chuyện dài đầy nước mắt về biết bao hủ tục kìm kẹp không mấy thua kém so với các thiếu nữ Hồi giáo. Họ có thể bị giết nếu làm những điều có lỗi với nhà chồng - truyền thống cho phép điều đó, bất chấp quy định của pháp luật hiện đại.

Ngoài trang sức mũi, bông tai, những thiếu nữ đã kết hôn phải đeo chuông bằng kim loại ở chân, tương tự như người phương Tây đeo nhẫn cưới. Tuy nhiên, đeo chuông chân không đơn thuần là một dấu hiệu, càng không phải vì đẹp; mà quan trọng là những tiếng kêu phát ra từ nó sẽ như lời cảnh tỉnh, ngăn ngừa cô dâu làm những chuyện vượt quá lễ giáo. Nói một cách chính xác, nó giống như một "chiếc cùm trinh tiết" với người phụ nữ.
 Trang sức cầu kì là một phần không thể thiếu của thiếu nữ Ấn Độ...

... từ xưa...

 
 
 ... đến nay...
 
 ... Ở mọi lứa tuổi...
 
Mọi tầng lớp...


 

Một gánh nặng nữa mà người con gái Ấn Độ phải chịu khi lấy chồng là của hồi môn. Vấn đề hồi môn dần trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, vì thế, chính phủ nước này đã đặt ra luật chống của hồi môn; theo đó, hành vi cho và nhận của hồi môn là phạm pháp, sẽ bị xử phạt 6 tháng hoặc 2 năm tù giam; người chồng hoặc người nhà chồng đòi hỏi tiền bạc, lạm dụng, ngược đãi vợ sẽ bị phạt 3 năm tù, thậm chí phạt tiền. Trong 7 năm sau khi kết hôn, nếu chồng và người nhà chồng vì vấn đề của hồi môn mà ngược đãi vợ đến chết, thì họ sẽ bị phạt tù 7 năm, thậm chí tù chung thân.

Tuy nhiên, tục của hồi môn ở Ấn Độ lại không bị xóa bỏ, mà thậm chí còn được "hiện đại hóa". Tại thành phố Patna - thủ phủ của bang Bihar, của hồi môn của các gia đình thuộc giới trung lưu bao gồm máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, tivi kĩ thuật số, lò vi sóng, đồ trang sức quý giá, những chuyến trăng mật châu Âu…

Đỗ Hường

 

Bình luận
vtcnews.vn