Muốn 'bắt thóp' kẻ nói dối, hãy nhớ 9 điều này

Góc của nàngThứ Năm, 26/11/2015 04:24:00 +07:00

Kẻ nói dối khoái trá khi lừa gạt được người khác vì nói dối nhiều thành kĩ năng. Nhưng với tuyệt chiêu đơn giản này bạn dễ dàng "bắt thóp" kẻ nói dối

Kẻ nói dối khoái trá khi lừa gạt được người khác vì nói dối nhiều thành kĩ năng. Nhưng với tuyệt chiêu đơn giản này bạn dễ dàng "bắt thóp" kẻ nói dối.

Thỉnh thoảng chúng ta có những lời nói dối vô hại, như hôm qua sếp mới đổi một kiểu tóc khủng khiếp mà tôi thì vẫn ráng nở nụ cười khen "rất hợp với dáng sếp". Tuy nhiên, khi nghi ngờ ai đó cố tình lừa dối bạn để đạt được lợi ích riêng thì phải thật tinh ý để nhận ra. Suy cho cùng, chúng ta phải là những phụ nữ minh mẫn thì mới mong không trở thành nạn nhân.

Cho dù trong một mối quan hệ, giao dịch kinh doanh, hoặc cuộc sống hàng ngày, mọi người vẫn nói dối với bạn. Và có lẽ bạn cũng nói dối họ nữa. Người ta nói dối vì nhiều lí do, kể cả để đạt được sự tôn trọng của người khác, để tránh hậu quả của những sai lầm, để điều khiển mọi người làm những việc có lợi cho chúng ta, để bảo vệ người khác và đôi khi là lịch sự.

Những lời nói dối vô hại là phổ biến và không đặc biệt ghê gớm, nhưng nếu toàn bộ mối quan hệ được xây dựng trên sự lừa dối, hoặc nếu có ai đó đang nhận lấy những lời khen cho những thành tựu của bạn tại nơi làm việc, bạn cần phải biết.

May mắn thay, hầu hết những kẻ nói dối đều có những dấu hiệu đi kèm mà nếu chú ý, chúng ta có thể phát hiện ra. Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị lừa dối, hãy tham khảo 8 cách để phát hiện ra người nói dối bạn dưới đây.

Dù kẻ nói dối chuyên nghiệp đến mấy thì cũng có những sai sót nhất định. 

1. Lấy tay chạm mũi và che miệng

Nếu người đang nói chuyện với bạn có xu hướng lấy tay chạm mũi hay che miệng thì rất nhiều khả năng những điều họ nói với bạn hoàn toàn dối trá. Hãy cẩn thận nhé.

Nguyên nhân của điều này chính là khi "bịa chuyện", nhiệt độ của mũi và miệng sẽ tăng cao. Hiện tượng này là do vùng não có tên gọi vỏ não thùy đảo bị biến đổi khi con người nói dối về cảm xúc của mình.

Vùng vỏ não thùy đảo tham gia việc phát hiện và điều phối nhiệt độ cơ thể, làm tăng nhiệt phần miệng và mũi khiến cho người nói dối vô tình đưa tay lên gãi.

2. Cử động mắt của người dối rất "đáng ngờ"

Kẻ nói dối rất sợ giao tiếp bằng ánh mắt. Khi nói chuyện, ít khi kẻ đó nhìn thẳng vào mắt bạn, điều đó chứng tỏ họ đang nói dối. Nhưng với cao thủ nói dối, chúng sẽ lợi dụng điều này bằng cách cố gắng giao tiếp bằng mắt với bạn nhiều hơn, nhìn thẳng liên tục vào bạn, khiến bạn phân tâm và tin lời của chúng là thật.

Một điểm đáng chú ý nữa là khi một người nói dối, họ thường nhắm mắt lâu hơn khi chớp mắt.

Tất nhiên, điều này không phải ai cũng nhận ra được bởi thời gian đó là rất ngắn. Nếu bạn là người tinh ý, bạn sẽ phát hiện ngay điểm khác biệt.

Nháy mắt liên tục cũng là dấu hiệu quan trọng khác cần lưu ý. Con mắt của người đang nói quay về hướng nào khi đang trả lời cũng giúp bạn nhận ra kẻ nói dối. Người nói dối thuận tay phải sẽ nhìn sang bên trái, người nói dối thuận tay trái sẽ nhìn sang bên phải. 

Những cử động mắt và cơ mặt đáng ngờ cũng dễ dàng "tố cáo" người kia đang nói dối.

3. Đổ mồ hôi

Mọi người có xu hướng đổ mồ hôi nhiều khi họ nói dối. Trên thực tế, kiểm tra mồ hôi là một trong những cách để xác định một lời nói dối. Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn là một dấu hiệu đáng tin cậy của việc nói dối.

Một số người có thể đổ mồ hôi nhiều hơn chỉ vì lo lắng, sự nhút nhát hoặc do trời nóng nên đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Nhưng nếu đổ mồ hôi kết hợp run rẩy, đỏ mặt và khó khăn trong việc nuốt thì 100% người đó đang nói dối.

4. Hơi thở nhanh, gấp hơn bình thường

Nếu bạn thấy kẻ đang nói chuyện với bạn có biểu hiện hơi thở bắt đầu nhanh, gấp hơn, một loạt các hơi thở ngắn theo sau là một hơi thở sâu thì họ đang nói dối bạn đấy. Biểu hiện đó là do khi nói dối, thần kinh của một người bình thường sẽ căng thẳng, khiến cho nồng độ adrenalin trong máu tăng cao. 

5. Giọng nói khác biệt

Giọng nói của một người cũng tố cáo họ đang nói dối. Nếu kẻ đó đột nhiên bắt đầu nói chuyện nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường, hay sự căng thẳng có thể dẫn đến một giọng the thé cao hơn hoặc run run. Nói lắp hoặc tật nói lắp cũng có thể là dấu hiệu dẫn đến một lời nói dối.

Hãy chú ý đến giọng nói bạn sẽ biết người kia có đang "phóng tác" ra câu chuyện hay không.

6. Chú ý biểu hiện của lời nói dối

- Lặp đi lặp lại chính xác từng từ riêng của mình khi trả lời một câu hỏi.

- Kẻ nói dối thường dùng chiến thuật trì hoãn, chẳng hạn như yêu cầu bạn lặp đi, lặp lại câu hỏi.

- Nói những câu lộn xộn và không có ý nghĩa; kẻ nói dối thường dừng lại giữa chừng khi nói rồi khởi động lại và cuối cùng không hoàn thành câu. 

- Kẻ nói dối thường trả lời quá nhanh không cần suy nghĩ chỉ để phủ định lại câu hỏi của bạn.

7. Chú ý những ngôn ngữ cơ thể không tự nhiên

Một kẻ nói dối có thể vừa nói vừa đứng với hai tay để ra sau lưng, chân đứng bắt chéo khó khăn, liên tục di chuyển chân, đặt tay ở những vị trí không thoải mái như sau đầu, dựa vào tường. Những động tác này giúp cơ thể người nói dối giảm đi sự căng thẳng, nhưng lại vô tình tố cáo họ.

 Một kẻ nói dối có thể vừa nói vừa đứng với hai tay để ra sau lưng.

8. Kẻ nói dối thường nói rất nhiều

Khi một người nào đó liên tục đưa cho bạn quá nhiều thông tin dù bạn không yêu cầu, đặc biệt có rất nhiều chi tiết thừa, không chính xác, thậm chí nói lan man, dài dòng thì có thể người đó không nói sự thật với bạn.

Người nói dối thường nói rất nhiều bởi vì muốn người nghe nghĩ rằng họ có kiến thức sâu, rộng, họ tung hỏa mù để người nghe nghĩ rằng những gì nghe được điều là thật và tin tưởng họ.

9. Những câu chuyện khó tin

Lý do chúng ta có thể nghi ngờ một người nào đó nói dối không phải vì bất kỳ hành vi cơ thể hoặc bằng lời nói của họ, mà vì nội dung của câu chuyện họ kể. Một câu chuyện cần có một mở đầu, kết thúc và chi tiết rõ ràng.

Để tránh mâu thuẫn với chính mình hoặc phải đưa ra một lời nói dối phức tạp mà có thể thiếu tính hợp lý, người nói dối thường sẽ kể một câu chuyện rất mơ hồ, không có những chi tiết quan trọng.

Cho dù những câu chuyện ngắn và mơ hồ hoặc phức tạp và mâu thuẫn, cách tốt nhất để xác định xem đó là thật hay hư cấu là đặt câu hỏi và thúc đẩy các chi tiết.

Nếu người đó có phản ứng giống với các hành vi nêu trên, tạm dừng lâu khi trả lời câu hỏi, trở nên bị kích thích, cáu giận hoặc phòng thủ thì rất có khả năng câu chuyện của họ là một phát minh, và không có gì hơn.

Hạ Lam

Bình luận
vtcnews.vn