Mụn rộp ở môi – phải làm sao?

Sức khỏeThứ Bảy, 05/03/2016 05:18:00 +07:00

Mụn rộp hay còn gọi là giời leo do virus herpes simplex gây ra, bệnh nghiêm trọng theo thời gian và dễ dàng lây qua tiếp xúc nhất là khi hôn nhau.

Mụn rộp hay còn gọi là giời leo do virus herpes simplex gây ra, bệnh nghiêm trọng theo thời gian và dễ dàng lây qua tiếp xúc nhất là khi hôn nhau.

Mụn rộp ở môi (Ảnh minh họa).
Mụn rộp ở môi (Ảnh minh họa). 

Dấu hiệu dễ thấy của bệnh là ngứa, nóng, rát, đỏ da, có cảm giác lăn tăn ở môi, sau đó xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, tập trung thành từng đám trên môi hay quanh môi.
Bệnh nhân thường có các triệu chứng kèm theo như hạch cổ, hạch dưới hàm sưng to, đau; sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng...
Điều trị mụn rộp ở môi
Súc miệng bằng nước muối pha loãng để làm sạch, êm dịu vết thương và giảm nguy cơ bội nhiễm vi trùng. Tắm bằng nước ấm pha với muối hay thuốc tím thật loãng.
Không chạm vùng có sang thương (mụn nước, vết loét trợt) của mình vào người khác.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly, bát đũa, son môi, phấn trang điểm và "khăn ướp lạnh".
Rửa tay sau khi bôi thuốc.
Tránh các loại thức ăn giàu arginine (một chất cần thiết cho chu kỳ tái sinh của virus herpes) như dừa, đậu nành, lạc, chocolate, cà rốt... Nên ăn các loại thực phẩm mềm và nhạt như rau quả, trái cây, giá, thịt bò, cá, gà... để tránh kích thích các vết lở và các vùng da nhạy cảm xung quanh.
Dùng son dưỡng môi có vaseline và chất chống nắng (SPF>=15) để làm dịu các vết nứt (do thời tiết lạnh hoặc ánh nắng mặt trời gây ra. Không nên dùng kem hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp để tránh bội nhiễm.
Giảm tối đa căng thẳng, lo âu; tăng cường dinh dưỡng.
Uống thuốc giảm đau thông thường (paracetamol) có hay không kèm codein (như Efferalgan Codein) trong 7-10 ngày đầu. Nếu bệnh kéo dài, trầm trọng, lan rộng, gây biến chứng nặng hoặc xảy ra ở những bệnh nhân đặc biệt (trẻ sơ sinh, thai phụ, bệnh nhân bị AIDS, ghép nội tạng), cần có sự theo dõi của bác sĩ.

Thuốc kháng virus: Chọn một trong ba loại acyclovir, famcyclovir, valacylovir. Dùng càng sớm càng tốt, ngay khi có dấu hiệu đầu tiên (ngứa, nóng rát, đỏ...).
Dùng liều cao ngay từ đầu (ví dụ như acyclovir mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 400 mg), mỗi đợt 5 ngày. Trong trường hợp cần thiết thì có thể dùng acyclovir qua đường truyền tĩnh mạch.
Thuốc bôi tại chỗ: Trường hợp nặng hay nhẹ đều cần dùng. Bệnh nhẹ có khi chỉ cần dùng thuốc bôi ngoài là khỏi. Thuốc chăm sóc tại chỗ gồm: kem kháng virus acyclovir 5% có tác dụng như loại uống nhưng mức độ thấp hơn; các thuốc chống bội nhiễm làm khô nhanh các vết trợt lở và đóng vảy; kem chống nắng bôi môi có chỉ số SPF khoảng 15; kem làm giảm đau xylocain.
Ngoài ra, cần súc miệng bằng nước muối, tắm nước ấm hay dung dịch thuốc tím pha loãng. Không nhất thiết phải dùng tất cả mà chỉ chọn loại cần thiết.

Nguồn: Báo Xây dựng
Bình luận
vtcnews.vn