MH370 – những bí ẩn chưa lời giải đáp

Thế giớiThứ Bảy, 07/03/2015 11:20:00 +07:00

Sau 1 năm, sự biến mất đầy bí ẩn của chuyến bay MH370 đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Chiếc máy chở theo 239 người để lại rất ít manh mối về nơi nó đã đến.

(VTC News)  - Sau 1 năm, sự biến mất đầy bí ẩn của chuyến bay MH370 đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Chiếc máy chở theo 239 người để lại rất ít manh mối về nơi nó đã đến.


Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta đang sống trong một thế giới mà công nghệ đã phát triển mạnh mẽ như hiện nay lại không tìm thấy bất kì manh mối nào liên quan đến MH370? Tại sao đến nay nhiều công nghệ theo dõi máy bay lại vẫn chưa được áp dụng phổ biến?
Dấu vết cuối cùng cho thấy MH370 đã rơi xuống Ấn Độ Dương. 

Ví dụ, với GPS, tại sao nó lại không được kiểm soát không lưu sử dụng để liên tục theo dõi tất cả các máy bay thương mại? Làm thế nào để máy bay giao tiếp với các vệ tinh? Tại sao hộp đen của máy bay lại không truyền dữ liệu đến các vệ tinh theo thời gian thực?

Sự mất tích đầy bí ẩn

Lật lại hồ sơ, có thể thấy rằng trước khi mất tích MH370 đã có nhiều cách liên lạc với mặt đất.

Cụ thể:
Có đến 5 tần số và sóng radio tần số cao có thể được sử dụng để truyền và nhận tín hiệu thoại cũng như dữ liệu.

Hai bộ thu có thể được sử dụng để gửi dữ liệu nhận dạng và độ cao trên màn hình radar kiểm soát không lưu.

Một bộ thu phát vệ tinh có thể truyền và nhận tin nhắn văn bản cùng các cuộc gọi điện thoại.

Thế nhưng, để hiểu lí do tại sao, trước tiên chúng ta cần phải biết một chút về công nghệ cũng như khoảng trống trong hệ thống.
Tìm kiếm MH370 được xem là chiến dịch tốn kém nhất trong lịch sử ngành hàng không thế giới, trong đó Việt Nam cũng tham gia công tác tìm kiếm ngay trong những ngày đầu. 

Trong suốt thời gian qua, hệ thống kiểm soát không lưu vẫn theo dõi máy bay thông qua radar, sử dụng công nghệ có niên đại từ những năm 1940.

Radar hoạt động có độ tin cậy cao, nhưng nó lại có hạn chế khi đi kèm với những khoảng trống lớn trong khu vực kiểm soát. Theo các chuyên gia, hệ thống radar chỉ kiểm soát được khoảng 2 đến 3% bề mặt trái đất.

Nếu bộ thu của một chiếc máy bay được tắt đi, nó có thể chỉ được nhìn thấy thông qua cái gọi là radar chính. Trong trường hợp này, kiểm soát không lưu chỉ có thể thấy một đốm sáng trên màn hình radar. Các đốm sáng không thể xác định chính xác máy bay cũng như độ cao mà nó đang thực hiện.

Kể từ khi rời khỏi Kuala Lumpur vào ngày 8/3/2014, MH370 đã sử dụng hình thức thông tin liên lạc điện tử với đất liền.

Nhìn lại những câu chuyện của MH370:

Nguồn: CNN


Các thông tin ghi nhận cho biết: Gần 30 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gửi một tin nhắn văn bản thông qua vệ tinh khẳng định nó đang hướng đến Bắc Kinh như kế hoạch.

Sau đó, máy bay gửi một cuộc gọi cuối cùng cho biết đang bắt đầu chuyển từ hệ thống kiểm soát không lưu của Malaysia sang Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống kiểm soát không lưu tại TP. Hồ Chí Minh cho biết không nghe được bất kì nội dung thoại nào từ phi hành đoàn.

Ba phút sau khi thực hiện cuộc gọi qua radio, hai bộ phát của máy bay ngừng truyền một cách đầy bí ẩn nhưng radar chính của quân đội Malaysia và Thái Lan có thể theo dõi MH370 trong một thời gian hạn chế mà không cần nó phát liên lạc.
Hệ thống radar vẫn còn những nhược điểm. 

Sau đó, một vệ tinh gần đó đã tiếp nhận tín hiệu thu phát của máy bay, giống như một cột sóng di động truyền dữ liệu đến điện thoại di động. Các bằng chứng chỉ ra rằng, chuyến bay MH370 đã kết thúc cuộc hành trình ở đâu đó trên vùng biển phía nam Ấn Độ.

Tất cả những đầu mối cung cấp cho các chuyên gia một vài mẫu thông tin để từ đó xâu chuỗi lại với nhau, với kết luận cho biết: “Tất cả những điều xảy ra trên MH370 là có chủ ý”.

Các chuyên gia có thể biết nhiều hơn các thông tin nếu bộ phát của máy bay tiếp tục hoạt động. Đây là lí do vì sao một số hãng hàng không đã quyết định thay đổi bộ phát trên máy bay, có thể ngăn chặn bất cứ ai tắt chúng đi trong chuyến bay.

Nhưng nhiều phi công phản đối ý tưởng đó vì lí do an toàn. Họ muốn có thể tắt bất kì hệ thống điện nào trên chuyến bay đề phòng trường hợp hỏa hoạn hoặc khẩn cấp khác.

Theo dõi qua vệ tinh

Chúng ta có thể biết nhiều điều hơn về những gì đã xảy ra với MH370 nếu kiểm soát không lưu được sử dụng vệ tinh quỹ đạo để theo dõi các máy bay chở khách thay vì radar.

Tại Mỹ, nó được gọi là Hệ thống Vận tải Hàng không thế hệ tiếp theo, hay NextGen. Một chiếc máy bay trang bị hệ thống này sẽ xác định vị trí bằng cách sử dụng GPS của nó và truyền các dữ liệu trở lại hệ thống điều khiển bằng sóng radio, trong một phạm vi lớn hơn so với radar. Công nghệ này được gọi là Automatic Dependent Surveillance Broadcast, hoặc ADS-B, là thành phần của nền tảng NextGen.

Nhưng vẫn còn nhược điểm, khi một chiếc máy bay bay qua đại dương, nó sẽ rời khỏi phạm vi theo dõi. Vì vậy, ngành công nghiệp hàng không đang thử nghiệm một hệ thống vũ trụ, nơi máy bay xác định vị trí thông qua vệ tinh GPS và báo cáo những tọa độ qua mạng vệ tinh thông tin liên lạc bất cứ nơi nào trên thế giới.

Xem clip: Thực hư cuộc gọi cuối cùng bằng di động của cơ phó MH370

VTV


Một công nghệ mới nổi có thể giúp các nhà khoa học biết thêm về những gì đã xảy ra, được gọi là AFIRS (Automated Flight Information Reporting System, tạm dịch: Hệ thống báo cáo thông tin máy bay tự động), do công ty FLYHT của Canada phát triển.

AFIRS theo dõi những dữ liệu ghi nhận chuyến bay trên hộp đen. Nó bắt đầu truyền tải những thông tin quan trọng tự động khi cảm nhận sự cố, theo lệnh của phi hành đoàn chuyến bay hoặc cơ quan điều vận trên mặt đất.
Thế giới vẫn đang cần có câu trả lời chính xác về số phận MH370. 

First Air của Canada là một trong những hãng hàng không đầu tiên trang bị cho hạm đội bay của mình công nghệ AFIRS, với chi phí 100.000 USD cho mỗi máy bay.

Nếu tất cả các máy bay được trang bị AFIRS, chúng ta có thể biết một máy bay đang gặp rắc rối ngay cả khi phi hành đoàn không thể giao tiếp bằng các phương tiện khác. Nó có thể giúp việc tìm kiếm hộp đen đi vào quá khứ.

Tăng cường theo dõi chuyến bay

Kể từ sau khi MH370 bị mất tích, cơ quan hàng không quốc tế đã chuyển hướng theo dõi máy bay chở khách chặt chẽ hơn.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đã công bố nhiệm vụ theo dõi mới cho các hãng hàng không thành viên, nhưng không có kế hoạch để yêu cầu streaming các dữ liệu.

Trong tuần này, Airservices Australia, cơ quan quản lí kiểm soát không lưu Úc, đã tuyên bố hợp tác thử nghiệm với Malaysia và Indonesia để theo dõi các chuyến bay đường dài hoạt động trên các tuyến đường biển từ xa.

clip: Xem hành trình máy bay MH370 mất tích trên đồ hoạ 3D

Nguồn: Vietnam Plus


Họ sẽ sử dụng công nghệ định vị vệ tinh, có thể theo dõi các chuyến bay ít nhất 15 phút/lần, cải thiện so với 30-45 phút cho mỗi lần theo dõi trước đây. Theo Airservices Australia cho biết, hệ thống này có thể được tăng lên để giúp hoạt động theo dõi chuyến bay theo thời gian thực tốt hơn, giúp phát hiện những tình huống bất thường xảy ra.

Và trong tương lai, thế giới hoàn toàn có thể mong đợi những cải tiến trong công nghệ truyền thông hàng không giúp tìm ra câu trả lời về những gì đã xảy ra trên chuyến bay MH370 định mệnh.

Thùy Linh
Bình luận
vtcnews.vn