Man City sang Việt Nam: Lợi ích cuối cùng dành cho ai?

Thể thaoThứ Tư, 01/07/2015 03:16:00 +07:00

(VTC News) - Man City sang Việt Nam có nghĩa là hàng triệu fan Man City, Premier League trên toàn thế giới biết đến Việt Nam.

(VTC News) - Man City sang Việt Nam có nghĩa là hàng triệu fan Man City, Premier League trên toàn thế giới biết đến Việt Nam. 

Một số ý kiến cho rằng sẽ là lãng phí khi bỏ ra 35 tỷ cùng nhiều chi phí phát sinh khác để mời Man City sang Việt Nam du đấu vào cuối tháng 7 này. Họ lập luận: "Sau trận đấu, bóng đá Việt Nam vẫn thế, Đội tuyển quốc gia vẫn kém như vậy thì mời làm gì cho phí tiền". 

Thực ra, những câu hỏi đó cũng từng xuất hiện trong lần Arsenal sang Việt Nam. Song giống như lần hợp tác của HAGL với đội bóng thành London, khoản tiền mà phía SHB phải ra bỏ lần này được cho là phù hợp với lợi ích họ nhận được từ phía Manchester City.
 
Đầu tiên, Man City sang Việt Nam có nghĩa không chỉ riêng nước Anh mà còn là hàng triệu fan Man City, Premier League trên toàn thế giới biết đến Việt Nam. Và đó là cơ hội rất tốt để hình ảnh Việt Nam được quảng bá.
Đại diện Man City
 Đại diện Man City uống cafe tại Hà Nội
Lấy ví dụ rất nhỏ, như trường hợp của Daniele De Rossi đến Hạ Long nghỉ hè vừa qua. Sở dĩ nhà vô địch thế giới 2006 lựa chọn địa điểm này là vì cha anh - ông Alberto, đã có những lời giới thiệu về vẻ đẹp của Việt Nam cho cậu con trai. Ông Alberto từng cầm quân U19 AS Roma sang Việt Nam du đấu hồi đầu năm 2014. 

Sâu xa hơn, Man City sang Việt Nam là cơ hội để các đội bóng V-League liên kết hoặc nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ họ trong công tác "làm bóng đá" - vấn đề chưa thực sự chuyên nghiệp và "hái ra tiền" tại Việt Nam. Thực tế thì Hà Nội T&T và SHB.Đà Nẵng đã nhận được những cam kết từ Man City về chiến lược hợp tác dài lâu trong mọi lĩnh vực từ hệ thống đào tạo trẻ, chuyên môn thể thao, marketing, quản lý, tổ chức,... 

Ý kiến của bạn về việc bỏ 35 tỷ mời Manchester City sang Việt Nam

  • Quá lãng phí
  • Tôn trọng cách kinh doanh của nhà tài trợ
  • Cơ hội tốt cho tuyển Việt Nam cọ xát
  • Cách hay để thu hút chú ý của thế giới
  • Giúp người dân Việt Nam thêm yêu bóng đá
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến
Nói về hiệu quả của sự liên kết trên trong tương lai, có thể lấy ngay ví dụ điển hình nhất là liên kết đào tạo trẻ giữa HAGL và Arsenal. Ngoài thành công tạm thời đến lúc này về mặt danh tiếng với lứa Công Phượng, Xuân Trường, chính nhờ những tư vấn về cách "làm bóng đá", HAGL lẫn các tuyến trẻ của đội bóng này vẫn sống khỏe với kinh phí chỉ tầm 50 tỉ đồng/năm - con số thấp hơn ít nhất 10 tỉ đồng tiền chi cho đội hình 1 của các đội bóng V-League khác.

Ngoài quảng bá hình ảnh, liên kết đào tạo trẻ với những CLB hàng đầu thế giới, "lợi ích dành cho Việt Nam" còn nằm ở cơ hội được tiếp xúc, làm việc với những đối tác lớn, giàu mạnh.
Clip: Cỏ sân Mỹ Đình đẹp như Etihad, Emirates
Nên nhớ, Ngoại hạng Anh là giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh và là nơi mà nhiều tập đoàn, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, từ ngân hàng cho đến buôn... mì gói, muốn đầu tư, gắn kết tên tuổi. Phải có lý do để trùm truyền thông thế giới Rupert Murdoch hay những nhà tài phiệt khét tiếng như Roman Abramovich, gia đình Glazer, hoàng gia Qatar,... đổ tiền vào giải đấu này. 
Hình ảnh CĐV Arsenal đội nón lá xuất hiện trong clip quảng bá cho chuyến du đấu
"Lợi ích dành cho Việt Nam" là điều mà Man City cũng như những đội bóng khác hàng đầu thế giới khác có thể mang lại được. Thế nhưng, điều quan trọng nhất vẫn tùy thuộc vào "sự chuyên nghiệp" của những đội bóng, những ông bầu bóng đá và cả các vị quan chức ở liên đoàn lẫn người hâm mộ bóng đá Việt Nam. 

Năm 2005, Real Madrid từng có biên bản ghi nhớ về việc mở Học viện bóng đá trẻ tại Việt Nam. Nhưng sau 10 năm, câu chuyện này vẫn chỉ dừng lại ở mức độ "xem xét". Lí do được chỉ ra rằng, thị trường bóng đá tại Việt Nam không có có dấu hiệu sẽ phát triển như mong đợi, lực lượng CĐV không mặn mà với chính sách "thẻ thành viên" và những nhùng nhằng trong bộ máy quản lí. 

Hoàng Tùng
Bình luận
vtcnews.vn