Lương y nổi danh tặng miễn phí thuốc chữa khỏi dạ dày cho người bệnh khắp cả nước

Bài thuốc hayThứ Tư, 29/06/2016 07:10:00 +07:00

Bao năm qua, lương y Phạm Văn Thanh lặng lẽ gửi thuốc chữa viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng, đại tràng… đi khắp cả nước cho những số phận bất hạnh.

Những cuộc điện thoại đong đầy nước mắt

Trong đời làm báo của mình, tôi đã gặp vô số những con người đặc biệt và kỳ lạ. Thầy thuốc Phạm Văn Thanh (TP. Lào Cai) là một thầy thuốc đặc biệt. Không phải anh có tài chữa bệnh ung thư, hoặc truyền năng lượng như những siêu nhân, mà bởi anh có một tấm lòng đặc biệt và niềm say mê vô bờ với những cây thuốc dân gian chữa một căn bệnh cũng không quá phức tạp, nhưng rất nhiều người mắc và khốn khổ vì nó: bệnh liên quan đến dạ dày.

Tôi bắt đầu để ý đến ông thầy thuốc này từ những cuộc điện thoại của những nhân vật trong bài viết của tôi và của đồng nghiệp, về những thân phận đặc biệt.

Một ngày, khi tôi đang trèo lên sườn Yên Tử, chợt nhận được điện thoại của chị Nguyễn Thị Dung. Chị thông báo đang ở thủ đô, muốn gặp tôi, giọng chị xúc động lắm, rằng cám ơn nhà báo, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng hành hạ chị suốt chục năm qua, giờ đã khỏi hẳn, khỏi tịt rồi. 

Chị vừa lĩnh được đồng lương phu hồ, tò mò vào bệnh viện chiếu chụp, nội soi, thì bác sĩ bảo các vết viêm loét như sắp đục thủng dạ dày đến nơi, giờ đã liền sẹo.

Chị sung sướng quá gọi điện cho tôi, cám ơn tôi, rằng vì bài báo mà có một ông thầy thuốc lạ, ký tên là T. đã gửi tặng chị một bọc thuốc. Chị nửa tin nửa ngờ, nhưng không có tiền đi viện, mua thuốc, nên cứ uống liều, thế mà lại khỏi.

Empty

Anh Thanh trong một lần leo núi lấy thuốc.

Cuộc đời chị Dung, người đàn bà có tấm lòng nhân văn lạ lùng mà đong đầy nước mắt. Quê chị ở Ứng Hòa (Hà Nội). Bố chết hồi chị mới lên 6 tuổi. Mẹ vừa mất mấy năm trước. Nhà chị có 5 anh chị em thì mất 2 anh. Một anh đi cưa gỗ, bị cây đổ đè chết, một người chết vì hen.

Dung học hết lớp 3 thì nghỉ, theo mẹ mò cua bắt ốc kiếm sống. Cuộc sống nghèo khổ đến nỗi cái xe đạp cũng không có, nên đến khi lấy chồng, xe đạp cũng chẳng biết đi. 18 tuổi, Dung bị gia đình ép lấy người cùng xóm. Anh này cao lớn, nhưng mắc bệnh động kinh. Trong lần lên cơn, anh lăn ra chết.

Năm 2006, Dung lên xã Xuân Quang (Tam Nông, Phú Thọ) thăm chị gái và tình cờ gặp Phạm Văn Hương, chàng trai tật nguyền suốt ngày đánh vật với chiếc xe lăn ra vào trong ngôi nhà nhỏ dưới bụi tre bên bãi sông Hồng.

Biết Hương là chàng trai từng viết thư lên Trung ương Hội Chữ thập đỏ xin được móc đôi mắt của mình tặng cho một cô gái mù, chị Dung cảm phục lắm. Từ sự cảm phục, rồi lòng thương, chị đã gắn bó cuộc đời nhỡ nhàng của mình với chàng trai tật nguyền nơi xó núi.

Kết quả của cuộc tình xúc động đến tận trời xanh là một bé gái ra đời.Vừa mấy tháng trước, chị Dung gọi điện cho tôi trong nước mắt, rằng người chồng bất hạnh của chị đã lìa đời.

Trong cơn hấp hối, anh vẫn kêu gào yêu cầu được hiến mắt. Nhưng những người thân đã không thực hiện ý nguyện của anh. Họ nghĩ thiển cận rằng, cả đời anh đã sống trong tàn tật, cô đơn, đến khi về thế giới bên kia, anh đã tàn tật, lại thiếu đi đôi mắt thì còn gì là hồn ma nữa!

Empty

Nhờ có bọc thuốc, chị Dung đã khỏi bệnh viêm loét dạ dày, loét hành tá tràng.

Từ ngày anh Hương mất, tôi thực sự lo cho chị Dung. Anh Hương là gánh nặng của đời chị, nhưng anh đi rồi, chỗ dựa kinh tế không có, chỗ dựa tinh thần cũng mất nốt, chẳng hiểu chị sẽ sống ra sao.

Cô con gái Phạm Hoài Anh thì còi cọc, suy dinh dưỡng trầm trọng, 5 tuổi rồi mà bé chỉ nặng có 6kg, còn chị mắc đủ thứ bệnh: sỏi thận, viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống, viêm hành tá tràng…Gia đình chồng chia cho vợ chồng chị 10 thước ruộng ở sát mép sông Hồng, cách nhà 5km.

Mảnh ruộng chỉ cấy được một vụ, vì mùa lũ nước dâng cao, ruộng biến thành lòng sông. Năm nào được mùa, năng suất, thì được 1 tạ thóc. Không đủ ăn, chị Dung phải dầm mình mò cua bắt ốc suốt ngày để kiếm sống.

Chị rưng rưng xúc động: “Uống thuốc của thầy T. em khỏi bệnh rồi, người khỏe mạnh, ăn uống được nên tăng mấy cân liền. Giờ em gửi con cho ông bà rồi xuống Hà Nội làm phu hồ. Em xách vữa, bê gạch cho đội thợ làm ở Bộ Công an anh à. Lương đủ cho em sống và nuôi con. Em gọi điện đội ơn anh, đội ơn thầy thuốc T. Em nhờ anh gọi điện cám ơn thầy giúp em nhé!”.

Empty

Lương y Thanh và một củ sâm trên núi Hoàng Liên Sơn

Tôi bấm máy gọi điện cho lương y Phạm Văn Thanh, anh xác nhận rằng, sau khi đọc bài báo “Cảm động hai anh em tật nguyền lấy vợ qua thư” trên VTC News, anh đã rơi nước mắt.

Anh lặng lẽ làm một việc mà anh vẫn hay làm, là gửi chút tiền và một bọc thuốc to tướng, đủ để chữa khỏi căn bệnh viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng cho nhân vật khốn khổ trong bài báo.

Anh muốn trong lúc bệnh nhân uống thuốc, thì có chút tiền bồi bổ thêm, để tăng cường thể lực, giúp thuốc hấp thu tốt hơn.

Đối với một người bình thường, những căn bệnh liên quan đến dạ dày chưa phải là ghê gớm, nhưng đối với một người tận cùng của nghèo khổ, đói rách, cơm ăn còn chả có như chị Dung thì quan trọng lắm.

Chị lấy đâu ra tiền đi viện, mua thuốc, mổ xẻ để chữa bệnh dạ dày. Vậy nên, nếu nói gói thuốc giản dị kia đã cứu cuộc đời mẹ con chị thì chẳng có gì quá lời.Chuyện người đàn bà tìm lại cuộc sống nhờ bọc thuốc lạ gửi đến rồi cũng qua đi.

Cho đến một hôm, tôi lại nhận được điện thoại của ông Vũ Minh Tằng, cựu tù Phú Quốc, tên tuổi đã đi vào lịch sử. Hôm đó là dịp 30-4, ông được mời lên Hà Nội để giao lưu trực tiếp trên truyền hình. Ông gọi tôi để được cám ơn, rằng qua bài báo trên VTC News, mà một ông thầy thuốc giấu tên, đã tặng thuốc cho ông.

Bọc thuốc đó, ông đã chia đôi, vì con rể cũng bị đau dạ dày, thế mà giờ, cả hai bố con đều khỏi.Ông Vũ Minh Tằng là nạn nhân của những cuộc tra tấn tàn ác nhất lịch sử Việt Nam, mà tác giả là cai ngục Bảy Nhu.

Tên cai ngục này đã áp dụng đủ các ngón tra tấn kinh hoàng với ông: Ăn phân người, uống nước tiểu, dùng chày đập vỡ đầu gối, đóng đinh vào chân, dùng tuýp nước bẻ từng chiếc răng và bắt nuốt…Ra tù, ông Vũ Minh Tằng mất 66% sức khỏe, mắc đủ thứ bệnh, mà khốn khổ nhất là bệnh loét dạ dày, tá tràng. Tóm lại, toàn bộ hệ tiêu hóa của ông đã tàn phế.

Hệ tiêu hóa hỏng, xương cốt, thần kinh đầy tàn tích của các đòn tra tấn, kéo theo hàng loạt thứ bệnh khác ngày đêm hành hạ. Mỗi khi lên cơn đau, cái dạ dày của ông căng lên như quả bưởi. Khi ông cúi xuống, “quả bưởi” chạy lên, ông đứng thẳng lên, “quả bưởi” rơi xuống, đau muốn ngất lịm.

Empty

Lương y Thanh và ông Vũ Minh Tằng

Một ngày, ông Tằng nhận được bọc thuốc to tướng, bên ngoài đề: “Kính tặng chú Vũ Minh Tằng thang thuốc chữa dạ dày. Mong chú chóng khỏi bệnh. Thầy thuốc T. – Lào Cai”.

Ông Tằng là người nổi tiếng, được cả nước trân trọng, song ông cũng đáng thương lắm. Báo đăng, ông được độc giả cho hơn trăm triệu đồng. Cũng có nhiều bác sĩ, cả ở nước ngoài gửi thuốc tặng ông. Ông bảo: “Tôi vốn là tù binh Phú Quốc, đồng đội có nhiều mà kẻ thù cũng có lắm, nên ai tặng thuốc, tôi đều đem đi xét nghiệm, trước hết là xem có độc không, thứ nữa là xem có tác dụng không.

Xin lỗi lương y T., khi nhận được thuốc, tôi mang bọc thuốc xuống chỗ ông bạn ở Thành phố Nam Định, ông ấy có máy móc hóa nghiệm. Ông ấy bảo thuốc này tốt, không có độc, tôi mới uống.

Thằng con rể cũng loét dạ dày nặng nên tôi chia cho nó một nửa, hai bố con cùng uống. Tôi không ngờ, uống có nửa thang thuốc, mà những cơn đau dạ dày biến đâu mất, tôi ăn ngon, ngủ kỹ, tăng được 2 kg rồi”.

Tôi cho ông Tằng số điện thoại của lương y Phạm Văn Thanh. Ông gọi cám ơn thầy thuốc. Anh Thanh biết ông Tằng chia đôi thang thuốc cho con, nên tặng thêm thang nữa để ông uống tiếp.

Giờ thì ông Tằng lại gọi điện cám ơn tôi, rằng căn bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng của ông, có lẽ đã khỏi hẳn.

Bỏ bệnh viện vào rừng tìm cây thuốc quý

Mới đây, lương y Phạm Văn Thanh gọi điện cho tôi rủ xuống Nam Định chơi mấy ngày. Anh tự lái chiếc xe Zace cũ từ mãi Lào Cai xuống. Tôi hỏi, sao không đi tàu cho sướng, lái xe đường sá xa xôi làm gì cho khổ.

Hóa ra, trong xe chứa toàn thuốc. Anh tự mình lái xe chở cả tạ thuốc đi từ Hà Nội về Nam Định. Hầu hết số thuốc trên xe anh dành tặng những người nghèo mắc bệnh trọng, là những thân phận khốn cùng mà anh đọc trên báo.

Số cây cỏ còn lại anh mang về Công ty Nam Dược ở Nam Định để nhờ máy móc công ty chiết xuất, phân tích thành phần hoạt chất. Đó là những cây thuốc mà anh mới học được của đồng bào vùng cao.

Empty

 

Trên đường về thăm và tặng thuốc người chiến sĩ cộng sản Vũ Minh Tằng, nạn nhân của những trò tra tấn tàn ác trong nhà tù Phú Quốc ở Nam Định, còn có một bệnh nhân đặc biệt đi cùng.

Biết anh Thanh về miền xuôi, anh nằng nặc xin được đi theo để đội ơn ông thầy thuốc đặc biệt, đã cứu anh thoát khỏi căn bệnh loét dạ dày, mà đối với anh, nó thực sự quá kinh hoàng.

Bệnh nhân đó là anh Đinh Bách Diệp, ở Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội). Theo lời anh Diệp, đã có 4 lần anh suýt toi mạng vì căn bệnh loét dạ dày. Vết loét dạ dày của anh rất quái gở, lại nằm ngay thành mạch máu. Đã mấy lần đi nội soi, song bác sĩ khuyên không nên mổ, vì vết mổ sẽ rất rộng, cắt rất nhiều dạ dày, lại phải tạo hình lại môn vị khá nguy hiểm.  

Mặc dù chỉ là vết loét ở dạ dày, song vết loét thường xuyên xuất huyết âm thầm, không gây đau đớn. Máu cứ lặng lẽ chảy từ vết loét, đầy dạ dày. Mất máu, đầu óc choáng váng, mất kiểm soát, anh lại lăn ra ngất xỉu. Căn bệnh biến anh thành người mất hồn, rất yếu, không làm được gì.

Dù bệnh viện kê đủ các loại thuốc cầm máu, thuốc đặc trị vi khuẩn HP, song vẫn chẳng ăn thua, cứ 2-3 tháng lại xuất huyết trở lại.May mắn, sử dụng bài thuốc đặc trị của lương y Phạm Văn Thanh, chỉ chưa đầy một tháng anh hết triệu chứng bệnh.

Anh Diệp đi nội soi lại, bác sĩ bảo vết loét đã thành sẹo màu hồng. Như vậy, về cơ bản, vết loét dạ dày đúng chỗ hiểm của anh Diệp đã được chữa khỏi. Giờ anh ăn khỏe, ngủ khỏe, tăng cân. Với anh Diệp, đó là sự thần kỳ, là niềm vui không gì đánh đổi được.

Empty

Hầu hết số thuốc trên xe anh dành tặng những người nghèo mắc bệnh trọng, là những thân phận khốn cùng mà anh đọc trên báo.

Theo anh Thanh, bài thuốc chữa dạ dày của anh là bài thuốc gia truyền của cha ông, truyền đến anh là đời thứ 4. Cha anh là ông lang nổi tiếng đất Lào Cai Phạm Văn Đĩnh.

Mặc dù là con của lang y nổi tiếng, song thời trẻ anh Thanh lại theo… Tây y. Anh vốn học tập ở Bệnh viện Việt Đức, sau công tác ở Bệnh viện tỉnh và Hội Đông y Lào Cai. Những người làm việc trong môi trường Tây y hiện đại, vốn ít nhiều coi thường Đông y, song có một điều lạ, là càng hiểu sâu về Tây y, thì anh Thanh lại càng nhận ra chân giá trị của những bài thuốc Đông y gia truyền.

Khi đã hiểu được sâu sắc bản chất của nền Tây y và Đông y, anh có một quyết định đặc biệt là xin thôi việc.

Quyết định thôi nghề sau 20 năm theo đuổi của anh khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng anh bảo, kiến thức Đông y vô cùng sâu rộng, uyên bác, dù có học cả đời cũng chỉ hiểu được bằng cái móng tay. Do đó, không còn nhiều thời gian nữa, anh phải tập trung toàn tâm toàn ý cho việc nghiên cứu Đông y.

Empty

 

Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y mà anh có được, với các phương thuốc gia truyền và các cây cỏ, bài thuốc của dân tộc, đã mang lại những ngạc nhiên thú vị, khả năng chữa bệnh thần kỳ. Trời đất và sự sống đều trong vòng sinh – diệt.

Nếu trời đất sinh ra con người, sinh ra bệnh tật, thì cũng sinh ra cây cỏ có tác dụng điều trị bệnh, vấn đề là người thầy thuốc phải tìm ra được phương pháp, quy luật, sử dụng được cây cỏ đó trong việc điều trị bệnh.

Kiến thức này là của nhân loại, và nó có ma lực cuốn hút rất lớn đối với thầy thuốc yêu nghề. Ngay như bản thân anh, được cha ông truyền lại rất nhiều bài thuốc, song anh chuyên tâm nhất vào căn bệnh dạ dày.

Chỉ một căn bệnh này, anh phải mất cả đời để nghiên cứu, theo đuổi, cũng chưa chắc đã hoàn thiện được. Thế giới của các vị thuốc, cây thuốc đa dạng, sâu sắc và biến ảo khôn lường.Anh Thanh bảo rằng, dù bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của ông cha anh có tiếng ở đất Lào Cai, song tác dụng thực sự chỉ đạt vài chục phần trăm.

Lý do là vì ngày xưa, những người đau dạ dày phần lớn ở tuổi ngoài 40. Nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu là do can khí phạm vị, tức suy nghĩ căng thẳng. Những người đứng tuổi hay suy nghĩ, nên mới đau dạ dày.

Ngoài ra, còn có thêm 2 nguyên nhân nữa là do đồ ăn không phù hợp và tì vị hư hàn (đường ruột lạnh). Nếu những người mắc bệnh dạ dày do những nguyên nhân trên, bài thuốc gia truyền của cha ông anh sẽ có tác dụng tốt.

Tuy nhiên, trong ngày nay, còn có thêm vô số nguyên nhân nữa dẫn đến căn bệnh dạ dày như rượu chè, bia bọt, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, các loại đồ ăn độc hại, vi khuẩn HP(Helicobacter Pylori)… Do đó, nếu không xác định được rõ nguyên nhân gây đau dạ dày, thì phương thuốc gia truyền cha ông để lại sẽ ít tác dụng.

Empty

Để có được bài thuốc chữa mỗi cái dạ dày to bằng vốc tay, ông thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã mất cả chục năm trời ăn rừng ngủ thác

Vì vậy, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả, anh Thanh phải nghiên cứu thêm rất nhiều vị thuốc mới nhằm hoàn thiện bài thuốc của mình và tùy từng nguyên nhân mắc bệnh mà tăng giảm liều lượng mới có tác dụng triệt để.

Nói thì đơn giản, nhưng kiến thức Đông y trong sách vở nước ta quả thực như giọt nước trong biển cả, quá mỏng manh và ít ỏi.  

Ngoài việc học từ ông cha, thầy thuốc, sách vở trong nước, thì kiến thức Đông y vô cùng quan trọng anh học từ thực tế.

Anh Thanh kể chuyện này mà lòng đau như dao cứa: Ở Lào Cai, mỗi năm lại diễn ra vài cơn lốc tận thu thảo dược bán sang Trung Quốc. Người Trung Quốc mang mẫu cây cỏ sang, đặt các đại lý, các đại lý thuê dân chúng đi tìm.

Lúc đầu họ mua giá rẻ, đến khi cạn kiệt thì giá lên tận… trời xanh! Có những cây cỏ, như cỏ nhung chẳng hạn, lúc đầu họ mua 5-10 ngàn đồng/kg, nhưng khi cạn kiệt, thì giá vọt lên đến 8 triệu đồng/kg. Nhưng lúc đó thì loài thảo dược này sạch bóng ở Việt Nam rồi.

Empty

Hầu hết những cây cỏ mà người Trung Quốc mua đều không có tên trong sách vở, chưa ai từng biết đến.

Hầu hết những cây cỏ mà người Trung Quốc mua đều không có tên trong sách vở, chưa ai từng biết đến. Hễ thấy người Trung Quốc thu mua, anh liền mang mẫu đi phân tích, rồi dò la tìm hiểu từ nước họ.

Quả thực, những thứ họ săn mua tận diệt, đều là cây thuốc rất quý, mà nền Đông y nước nhà chưa biết đến. Riêng việc tìm hiểu qua cách này, anh Thanh đã biết được cả chục loại thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh thần kỳ.

Để bảo tồn được các giống thảo dược mà người Trung Quốc thu mua tận diệt, anh lặng lẽ xới những mảnh đất nơi khe đá trong rừng sâu để gieo trồng, bảo tồn.

Những mảnh vườn bí mật trong rừng Hoàng Liên Sơn của anh hiện đang bảo tồn cả chục loại cây thuốc quý đã bị người Trung Quốc mua sạch. Vì những lý do đó, mà mong ước lớn nhất của anh Thanh lúc này là Nhà nước hãy ra sức ngăn chặn tình trạng chảy máu thuốc quý ra ngoài biên giới.

Ngoài ra, anh ước có được mảnh đất trong rừng, nơi đó, anh sẽ trồng trọt, bảo tồn thật nhiều cây thuốc sắp bị tuyệt chủng vì thói mua bán nhổ tận gốc trốc tận rễ của người Trung Quốc.Hàng chục năm nay, dấu chân lương y Phạm Văn Thanh đã in khắp các đỉnh núi cao nhất của miền Bắc Việt Nam, các khe suối, vách đá, đại ngàn hoang thẳm.

Anh đi xuyên sang cả nước Lào để nghiên cứu thêm. Hễ dân tộc nào có bài thuốc quý, cây thuốc đặc biệt, anh sẽ tìm ngay đến để nghiên cứu, học hỏi và làm sáng tỏ tác dụng của nó. Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y, kiến thức gia truyền và kinh nghiệm dân tộc, đã mang lại những khám phá thú vị trong các bài thuốc của anh, đặc biệt bài thuốc chữa dạ dày mà anh dày tâm nghiên cứu.

Empty

 

Anh Thanh cho rằng, dạ dày là thứ tối quan trọng của con người. Từ căn bệnh dạ dày, sẽ sinh ra đủ các thứ bệnh khác, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày, với 90% là chết. Nước ta có hàng triệu người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày.

Do vậy, cái dạ dày ảnh hưởng đến sinh mạng của cả triệu con người, chứ không phải đơn giản. Hiện tại, sức anh không giúp xuể số người đau dạ dày ở khắp cả nước, nên sau nhiều ngày trằn trọc suy nghĩ, anh đã có một quyết định hệ trọng, đó là chuyển giao bài thuốc đặc biệt này cho một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thuốc Nam.

Anh hy vọng, doanh nghiệp này sẽ làm được một việc quan trọng, đó là điều trị cho hàng vạn bệnh nhân đang bị căn bệnh dạ dày hành hạ, những cái dạ dày bệnh tật đã nhờn với thuốc Tây độc hại nhiều tác dụng phụ.Sau khi phát hết xe ô tô thuốc trên cung đường từ Hà Nội về Nam Định, thầy thuốc Phạm Văn Thanh lại lái xe lên núi.

Hôm sau, tôi gọi điện hỏi thăm thì: “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện… “đang ở trên đỉnh Tả Phời!”. Có lẽ, ông chủ của nó đang còng lưng cuốc đất trồng cây thuốc quý ở khu vườn bí mật giữa rừng sâu trên đỉnh ngọn núi cao gần 2.000m so với mặt nước biển. Sự khắc nghiệt và giá lạnh mới cho ra đời những cây thuốc quý. 

Bài thuốc chữa dạ dày của lương y Phạm Văn Thanh gồm cam thảo, bạch truật, hoài sơn, nghệ đen, hoàng kỳ, hồi đầu thảo, phan tàu cáy, phục quản thống, râu hùm… cùng cả chục vị gia truyền khác. Ngoài việc tiêu viêm, chủ trị chữa viêm loét, thì bài thuốc còn có nhiều vị giải độc, thông khí, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhằm nâng cao thể trạng cơ thể.

Sự kết hợp giữa điều trị ngọn (tấn công trực tiếp vào bệnh – Tây y) và điều trị tận gốc (nâng cao sức khỏe – nhân cường tật nhược – Đông y), đã đem lại kết quả rất tốt.Theo lương y Thanh, viêm loét dạ dày là căn bệnh tưởng đơn giản, nhưng cực kỳ nguy hiểm, vì nó là tiền đề của bệnh ung thư dạ dày. Nếu bị ung thư dạ dày di căn, thì 99% là chết.

Viêm loét dạ dày do trào ngược là nguy hiểm nhất. Mỗi khi trào ngược, dịch tụy sẽ ngấm lên dạ dày, gây viêm loét, là cơ hội để vi khuẩn HP xâm nhập vết loét. Khi hết trào ngược, dạ dày lại lành. Quá trình cơ thể liên tục tự chữa vết loét, có thể sẽ có sai sót, và khi sai sót xảy ra, thì nguy cơ ung thư hóa là rất cao.

Chính vì thế, chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày, sẽ hạn chế tối đa căn bệnh ung thư dạ dày.Lương y Phạm Văn Thanh coi việc cứu người là trách nhiệm của một thầy thuốc chân chính. Sáng nào anh cũng dậy sớm đọc cả chục tờ báo, tìm các nhân vật có số phận bất hạnh.

Nghèo khổ quá thì anh biếu chút tiền, có bệnh thì anh biếu thuốc. Một phần tiền lời lãi từ nghề bốc thuốc anh dành tặng cho người nghèo. Đến nay, lương y Thanh đã tặng vài ngàn thang thuốc dạ dày cho người nghèo trên khắp cả nước.

Sau khi đăng loạt bài về Lương y Phạm Văn Thanh, tòa soạn nhận được hàng ngàn cuộc điện thoại, email, phản hồi xin địa chỉ liên lạc nhờ lương y tư vấn, chữa bệnh, xin hỗ trợ thuốc. Tòa soạn xin cung cấp địa chỉ để bạn đọc tiện liên lạc: Số 12 ngõ 8, Phố Bùi Ngọc Dương (phường Bạch Mai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội), số ĐT: 0915.330535 - 0979.184263

Hoài Phong
Bình luận
vtcnews.vn