Lo lắng không khí lạnh tràn xuống Nam bộ, chuyên gia thời tiết trấn an

Thời sựChủ Nhật, 29/11/2015 11:56:00 +07:00

Ngày 28/11, trả lời phóng viên VTC News, ông Nguyễn Minh Giám - Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết người dân TP không nên lo lắng hoan

(VTC News) – Lãnh đạo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ đã lên tiếng giải thích về tình hình thời thời tiết bất thường trong thời gian gần đây.
Ngày 28/11, trả lời phóng viên VTC News, ông Nguyễn Minh Giám - Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết người dân TP không nên lo lắng hoang mang trước thông tin trời lạnh kéo dài, kèm sương mù dày đặc vào sáng sớm.
“Theo đánh giá của chúng tôi, so với mọi năm nhiệt độ năm nay tại TP.HCM nói riêng và Nam bộ nói chung thấp không bằng những năm trước đây, trời không lạnh nhiều. Người dân TP không nên lo lắng gây hoang mang tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe” - ông Giám nói.
 "Mù khô" xuất hiện tại TP.HCM thời gian gần đây

Lãnh đạo Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ, qua số liệu của trạm quan trắc Nhà Bè, các chỉ số đo được trong không khí vẫn còn trong mức cho phép ổn định. 
Tuy nhiên, với sự tăng tốc phát triển ở thành phố như hiện nay, mật độ xe cộ ngày càng dày đặc, khí thải xe nhanh chóng tràn ngập làm ô nhiễm không khí. 
Hàng năm vào tháng 10 - tháng 11, do gió yếu nên khí thải ra không khí sẽ ngưng phát tán tạo thành sương mù (hạt li ti). Điều này đã gây ra hiện tượng sương mù gần đây đã xảy ra trong tại TP.HCM. Nhưng khi gió mùa Nam Bộ mạnh lên sẽ phát tán, làm tan sương mù.
Trước đó, một số thông tin cho rằng, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc và lan vào Nam bộ nên nhiệt độ những ngày tới sẽ giảm 2-3 độ C.
Từ đêm 27/11, nhiệt độ tại nhiều tỉnh thành ở Nam bộ bắt đầu giảm, trời se lạnh về đêm và sáng sớm. Dự báo ngày 29/11 tiếp tục có một đợt không khí lạnh tăng cường nên nhiệt độ tại Nam bộ tiếp tục giảm thêm.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn và các Sở, ngành việc ô nhiễm môi trường không khí tại TPHCM có nhiều nguyên nhân do: tác động của các cơ sở sản xuất, các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các công trình xây dựng, các làng nghề, sự chuyển vùng không khí, tiếng ồn và tác nhân chính làm tăng ô nhiễm không khí là do các loại xe tham gia giao thông gây ra, nhất là xe gắn máy (trên 6,5 triệu xe có đăng ký tại TP) chưa tính đến lượng xe nhập cư và lưu thông ngang qua TP mỗi ngày.

UBND TPHCM đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn TP giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trình UBND TP ban hành trước ngày 15/12/2015.

Huy Cường
Bình luận
vtcnews.vn