Lĩnh vực nào dễ là 'con mồi' của các vụ tấn công mạng có chủ đích?

Kinh tếThứ Sáu, 20/11/2015 07:25:00 +07:00

tấn công mạng đối với các tổ chức ở Đông Nam Á, các ngành công nghiệp giải trí, truyền thông và dịch vụ nhà hàng – khách sạn dễ bị nhắm tới nhất

Theo báo cáo mới về các vụ tấn công mạng đối với các tổ chức ở Đông Nam Á, các ngành công nghiệp giải trí, truyền thông và dịch vụ nhà hàng – khách sạn dễ bị nhắm tới nhất trong các cuộc tấn công mạng; chính phủ là mục tiêu tiếp theo.
Ảnh minh họa. 
Theo báo cáo mới về các vụ tấn công mạng có chủ đích đối với các tổ chức ở Đông Nam Á do công ty FireEye, Inc. (NASDAQ: FEYE) và Công ty TNHH Viễn thông Singapore (Singtel) đã đưa ra, trong nửa đầu năm, các tổ chức được theo dõi trong khu vực đã đối mặt với rủi ro là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng cao hơn 45% so với mức trung bình toàn cầu. Trong giai đoạn sáu tháng trước, các tổ chức này chỉ đối mặt với  mức rủi ro cao hơn 7%.

Trên toàn khu vực, 29% các tổ chức được theo dõi là mục tiêu của các vụ tấn công mạng có chủ đích trong nửa đầu năm 2015. Thái Lan và Phillippines là hai nước chịu hậu quả nặng nề nhất, với con số tương ứng 40% và 39% tổ chức của mỗi nước được theo dõi bị tấn công.

Hơn 1/3 các phần mềm có chứa mã độc được các nhóm tin tặc sử dụng được phát hiện trong các ngành như: giải trí, truyền thông hay nhóm dịch vụ nhà hàng -- khách sạn. Bằng cách nhắm mục tiêu vào các tổ chức truyền thông, các nhóm đe dọa có thể đọc được các tin tức trước khi chúng được công bố cũng như có khả năng xác định các nguồn không được tiết lộ .


FireEye theo dõi ít nhất 13 nhóm APT nhắm mục tiêu vào các tổ chức chính phủ và ít nhất bốn nhóm APT nhắm mục tiêu vào các chính phủ thuộc trong khu vực và trên toàn thế giới.

Theo FireEye, nhóm tin tặc APT.NineBlog, được phát hiện lần đầu vào năm 2013, hoạt động tương đối lặng lẽ và sử dụng các kĩ thuật xâm nhập tinh vi. Một trong những mục tiêu tấn công có thể xảy ra trong chiến dịch năm 2015 của nhóm này là khối chính phủ Đông Nam Á, dựa trên chứng cứ thu thập được ở một số các tài liệu mồi nhử.

Nhóm này sử dụng giao thức được mã hoá SSL để tránh bị các thiết bị bảo mật phát hiện. Thêm vào đó, các mã độc được trang bị các kĩ thuật để rò tìm sự hiện diện của các ứng dụng phân tích mã độc, và sẽ thoát ra nếu chúng bị phát hiện.

Nguồn: BizLIVE
Bình luận
vtcnews.vn