Liên đoàn Luật sư VN kiến nghị xem xét tư cách ĐBQH Đỗ Văn Đương

Thời sựThứ Bảy, 01/11/2014 07:50:00 +07:00

Văn bản trên vừa được Liên đoàn Luật sư Việt Nam gửi tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và ông Nguyễn Văn Thiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.

Văn bản trên vừa được Liên đoàn Luật sư Việt Nam gửi tới Chủ tịch Quốchội Nguyễn Sinh Hùng và ông Nguyễn Văn Thiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư phápQuốc hội ngày 31/10.

Trong văn bản được ký bởi ông Lê Thúc Anh – Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam nêu rõ. “Ông Đỗ Văn Đương (ĐBQH Đoàn TP.HCM) đã quy chụp thiếu căn cứ khi cho rằng “thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền”.

Đại biểu Đỗ Văn Đương: Ảnh: Tuổi Trẻ 

Bên cạnh đó văn bản cũng khẳng định: Nếu ý kiến trên là của ông Đỗ Văn Đương thì “việc quy chụp” không chỉ là một nhận định thiếu căn cứ, mà còn trái với quy định của Luật Luật sư. Kết thúc văn bản, Liên đoàn Luật sư Việt Nam phản đối nhận thức và quan điểm của ông Đỗ Văn Đương.

Bên cạnh đó cơ quan này cũng kiến nghị Chủ tịch Quốc hội có ý kiến chỉ đạo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp xem xét kiểm tra và làm rõ tính xác thực của các ý kiến phát biểu của ông Đỗ Văn Đương và xem xét trách nhiệm và tư cách đại biểu Quốc hội, tư cách Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của đại biểu này.

Dưới đây là văn bản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam:

 

 
Trước đó vào ngày 28/10, báo chí đã đăng bài Giới luật sư phản ứng dữ dội với câu nói "thóa mạ" của ĐB Đỗ Văn Đương" với nội dung ghi nhận ý kiến của một số luật sư tại TP.HCM trước phát biểu của ĐB Đương. Trong đó có ý kiến yêu cầu bị đại biểu này phải lên tiếng đính chính lại phát ngôn của mình.


Tuy nhiên cũng trong ngày này, khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về quan điểm của mình trước phản ứng của giới luật sư, ĐB Đương tiếp tục khẳng định "Tôi không đính chính" và cho rằng: "Tôi nói thế là đúng, xuất phát từ thực tế. Tôi không nói luật sư bào chữa vì tiền mà là bào chữa cho người có tiền".

"Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền"

Trên Dân Trí ngày 24/10, đại biểu Đỗ Văn Đương trả lời câu hỏi của phóng viên như sau:

Quan điểm của ông thế nào về việc đưa quyền im lặng vào luật?

Quyền im lặng khi có luật sư, luật pháp và công ước quốc tế quy định như thế. Còn quyền im lặng không là không đúng. Quy định đó rất hay nhưng chưa thể áp dụng được ở Việt Nam. Trong thực tế có người bị bắt nhầm, bắt oan phải để cho họ được nói là họ bị oan để cơ quan xác minh kịp thời trả tự do.

Không phải cơ quan điều tra ngại chuyện này, mà đây là chuyện kiểu như “vẽ đường cho hươu chạy” để bọn tội phạm lộng hành. Hơn nữa, thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền. Tôi nói là đúng như thế, vì thực tế những vụ việc Nguyễn Đức Kiên, Huyền Như… mà lại nói không có tội là rất một chiều.

Tôi luôn nói rằng trong đấu tranh chống tội phạm phải dung hòa giữa bên Nhà nước và lợi ích công dân. Nếu quá chặt chẽ với cơ quan tố tụng thì sẽ bó tay trong cuộc chiến chống tội phạm. Nhưng nếu quá nới rộng, quá tạo điều kiện thì lại dễ vi phạm quyền công dân.

(Trích dẫn theo Dân Trí)

Theo Infonet
Bình luận
vtcnews.vn