Lấy... nạo phá thai làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp

Giáo dụcThứ Bảy, 09/07/2011 06:39:00 +07:00

“Bạn có muốn sống không? Tôi muốn. Câu trả lời sẽ luôn là như vậy và thai nhi cũng không ngoại lệ”.

“Bạn có muốn sống không? Tôi muốn. Câu trả lời sẽ luôn là như vậy và thai nhi cũng không ngoại lệ”. Đó là một trong những thông điệp trong đồ án tốt nghiệp “Quyền được sống của thai nhi” của sinh viên Trường ĐH Văn Lang (TPHCM).

Nhiều vấn đề nóng bỏng trong đời sống như nạo phá thai, bạo lực học đường, hút thuốc lá, game bạo lực… được sinh viên (SV) chuyên ngành Thiết kế đồ họa (khoa Mỹ thuật Công nghiệp, ĐH Văn Lang) chọn làm đề án tốt nghiệp cho mình. Theo đó, SV thể hiện các tất cả các ý tưởng của mình qua hình ảnh logo, poster, cacvidit hay tất cả các vật dụng... để chuyển tải các thông điệp liên quan đến chủ đề mình lựa chọn.


                       Bộ sưu tập poster về đề tài “Quyền được sống của thai nhi” của SV Lê Thiện Tâm.

Với hình ảnh một con cá bị đặt ở khoảng đất khô ngay giữa dòng sông khát khao tìm chỗ sống, sợi dây thừng được thắt sẵn nút dùng treo cổ như là một bản án của những sinh linh vô tội… đến những chiếc móc chìa khóa, cạc vidit..., SV Lê Thiện Tâm tạo nên sự dữ dội cho đề tài “Quyền được sống của thai nhi”.

“Mỗi phút trên thế giới có 79 thai bị “dừng” quyền được sống. Ở bất cứ xã hội nào, quyền được sống vẫn là quyền căn bản nhất của con người, vậy tại sao không cho thai nhi quyền được sống đó? Việt Nam là một trong những nước tỷ lệ phá thai nhiều nhất trên thế giới”, Tâm chia sẻ về đề tài nhạy cảm mình lựa chọn.

Không chỉ lên án, Tâm còn nhìn nhận áp lực với người phụ nữ khi mang thai ngoài ý muốn. Bên cạnh đó, SV này cũng nhấn mạnh hậu quả của việc phá thai như vô sinh, ảnh hưởng tâm lý… Tâm sử dụng hình ảnh bậc thang chăng đầy dây thép gai thể hiện cho những khó khăn mà phụ nữ phải đối mặt khi “không chồng mà chửa” với câu hỏi “Liệu có vượt qua?”.


                                      Nguyễn Thị Bích Chi thực hiện đề tài về bạo lực học đường.

Khác với Tâm, cô SV Nguyễn Thị Bích Chi chọn đề tài về bạo lực học đường. Chi cho biết trước đây cô từng bị bạn học đánh. Tham gia các hoạt động xã hội, Chi cũng rất quan tâm đến vấn đề này, nhất là thời gian gần đây bạo lực học đường bùng phát trở thành một vấn nạn. Tuy nhiên, theo Chi vẫn còn nhiều người thờ ơ với bạo lực trong đường, chưa nhìn nhận nghiêm túc vì vấn đề này vì cho rằng đây là chuyện của trẻ con.

Với chiếc bằng tốt nghiệp trên tay chú gấu mặc mũ áo cử nhân được Chi thay thế bằng chiếc lưỡi hãi, chiếc ba lô học sinh có đeo bảng tên, số tù…, Chi muốn nhắn nhủ rằng bạo lực không thể đi liền với sự thành công mà kết quả dành cho bạo lực là tù tội.

Trong khi đó, những hình ảnh trên bộ sưu tập poster “Đốt” của Phạm Đinh Xuân Lăng đưa đến cho người xem những gì đáng kinh sợ nhất về sự tàn phá của thuốc lá. Bộ sưu tập gồm bốn bức ảnh về một chàng trai gánh chịu những đau đớn về thể xác và trí óc do sự hủy hoại, tàn phá này.


                                         Một trong những poster về sự hủy hoại, tàn phá thuốc lá của
                                    SV Phạm Đinh Xuân Đăng làm nhiều người xem giật mình.

Nụ cười đầy máu đen, đầu óc, xương cốt bị nứt nẻ… khi nhìn hình ảnh này, những người thờ ơ với hậu quả của thuốc lá nhất cũng khó mà không giật mình khi có ý định châm thuốc hút.

Nhiều vấn đề nóng bỏng khác của xã hội cũng được các SV lựa chọn làm đề tài cho đồ án tốt nghiệp. Khi chọn những đề tài này không chỉ đòi hỏi SV phải nắm vững được các kiến thức về chuyên ngành mà còn yêu cầu sự am hiểu, đầu tư cho cho đề tài của mình. Hơn nữa, như SV Nguyễn Thị Bích Chi chia sẻ, thực hiện những đề tài gần gũi với đời sống cho thấy kiến thức học có thể áp dụng với thực tế cũng như việc đào tạo ở nhà trường và nhu cầu xã hội ngày ngày càng tiến đến gần nhau.

Theo Dân trí


Bình luận
vtcnews.vn