Lạc vào thành phố ma 1.600 tuổi

Phóng sự - Khám pháThứ Năm, 13/02/2014 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Chiến tranh liên miên đã biến nơi đây thành một đống hoang tàn, để lại cho hậu thế cả một niềm tiếc nuối.(Thái Hồ)

Thành cổ Ani nằm ở phía Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ vắt qua con sông Akhurian từ Armenia, vào khoảng 1.600 năm trước từng là tòa thành hưng thịnh và sầm uất với hơn 100.000 dân sinh sống.

Trong nhiều thế kỷ sau đó, những cuộc chiến tranh liên miên với các cường quốc trung cổ như Byzantine, Ottoman, Armenia, người Kurd, người Nga... đã khiến cho Ani dần trở nên suy yếu.

Đến khoảng những năm 1700, thành phố đã hoàn toàn bị bỏ hoang để rồi sau đó lại tiếp tục chịu sự tàn phá của Thế chiến I và các cuộc nội chiến trong khu vực.

Những công trình kiến trúc tuyệt đẹp nơi đây bị phá hủy bởi hàng loạt nguyên nhân: chiến tranh, những kẻ phá hoại, kẻ cướp, Mẹ thiên nhiên hay thậm chí là cả những tay khảo cổ vụng về.

Nhiều công trình từng là kỳ công kiến trúc và nghệ thuật, chẳng hạn như tòa Lâu đài của Đức Trinh Nữ được xây dựng tài tình trên đỉnh vách đá cheo leo bên bờ sông Akhurian, giờ đây chỉ còn là phế tích.  

Nơi từng được mệnh danh là "thành phố của ngàn lẻ một nhà thờ" giờ đây chỉ còn lại những phế tích đứng trơ trọi trên thảo nguyên rộng lớn, dọc theo biên giới giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.  

Một đoạn tường thành cùng với cổng hình mái vòm được xây dựng bằng gạch đá của thành phố cổ Ani.

Một nhà thờ xây dựng theo lối kiến trúc mái vòm cổ điển, qua nhiều thế kỷ bị bỏ hoang giờ đây chỉ còn lại một đống hoang tàn.

Những dòng chữ của một thứ ngôn ngữ cổ được khắc trên mặt tường bằng đá bên ngoài một nhà thờ ở thành cổ Ani.

Khung cảnh bên trong Nhà thờ Thánh Gregory of Tigran Honents tại Ani, những mái vòm hoành tráng và nhiều bức bích họa công phu hiện đã bị hư hỏng rất nhiều.

Còn đây là những gì còn lại của Nhà thờ Chúa Cứu Thế, nơi từng là một trong những công trình tôn giáo quan trọng nhất của Ani.  

 

  1. Dấu vết của một cây cầu cổ xưa bắc qua sông Akhurian tại thành Ani, phía bên phải là lãnh thổ Armenia còn bên trái thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.

 

  1. Sông Akhurian giờ đây trở thành một đoạn biên giới tự nhiên phân chia lãnh thổ Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ, thành Ani nằm vắt ngang sông và thuộc mỗi bên một nửa.

 

Di tích Nhà thờ Little Ararat bên phía Armenia là một trong số ít những công trình còn khá nguyên vẹn, tuy nhiên vẻ âm u hoang hóa của nó gây cho người ta một cảm giác rờn rợn.

Một bảng cảnh báo quân sự được đặt ngay trước nơi từng là Hoàng Thành, khu vực này đã từ lâu không có dân cư sinh sống mà do quân đội kiểm soát.

Một nửa mái vòm đổ nát là những gì còn sót lại của công trình từng là Nhà thờ Chúa Cứu Thế trong thành cổ Ani.

Di tích Hoàng Cung còn sót lại ở quả đồi bên trái, trong khi bên phải là Nhà thờ Hồi giáo Minuchihr, được đặt theo tên của vị vua cai trị Ani từ năm 1072.  

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từng tiến hành một dự án khôi phục và bảo tồn những nhà thờ cổ tại Ani, trong một động thái được cho là nỗ lực hòa giải với đất nước Armenia láng giềng.  

Những nhà thờ tại Ani từng được xây dựng rất hoàng tráng và kỳ công, hầu như toàn bộ phần bên trong đều được trang trí bằng phù điêu và bích họa.

 

  1. Những nhà thờ mái vòm cực kỳ hoành tráng. Bức ảnh này cho thấy quy mô kỹ vỹ đến kinh ngạc của các công trình kiến trúc nơi đây.

 

 
Thời gian hoang hóa và cả sự phá hoại của con người đã làm biến mất rất nhiều tác phẩm tạo hình tuyệt đẹp, giống như những gì xảy ra với bức bích họa này.

Những gì còn lại (nhìn từ bên ngoài) của nhà thờ Thánh Gregory of Tigran Honents.

Những phế tích ít ỏi còn lại này là của Nhà thờ Thánh Gregory do vua Gagik cho xây dựng vào giữa những năm 1001 và 1005.  

Một hẻm núi ở ngoại thành Ani với dấu tích của tường thành bao quanh cùng với nhiều hang động, công sự... được khoét vào vách đá.

Còn đây là di tích Cung điện Merchant sau nỗ lực phục hồi khá cẩu thả của chính quyền: những vật liệu hiện đại tương phản hoàn toàn với phần kiến trúc cổ rêu phong cũ kỹ.

Chính quyền địa phương đang cố gắng trùng tu và bảo tồn những di tích nơi đây, tuy nhiên có vẻ như nỗ lực của họ đã không mang lại nhiều kết quả.

Thành cổ Ani hiện vẫn là một trong những thành phố ma bí ẩn nhất tại châu Âu, thu hút rất đông du khách đến khám phá vẻ rêu phong đổ nát đầy ấn tượng của mình.

Bình luận
vtcnews.vn