Kỹ năng cha mẹ cần có giúp trẻ thoát chết trong tích tắc

Sức khỏeThứ Ba, 26/07/2016 07:29:00 +07:00

Nhiều bậc phụ huynh không biết hoặc biết sai cách sơ cứu trẻ em bị đuối nước, dẫn đến việc khi gặp trường hợp con em mình bị đuối nước lại không thể sơ cứu hoặc sơ cứu sai, để xảy ra kết quả đáng tiếc, trẻ có thể bị di chứng não thiếu oxy hoặc thậm chí là tử vong.

Rất nhiều trẻ em có nguy cơ tử vong vì đuối nước 

Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận một trường hợp nam thiếu niên Ng. V. V. 14 tuổi (ngụ ở Hóc Môn, TP.HCM) được chuyển từ bệnh viện địa phương tới với chẩn đoán ngạt nước do té kênh.

Khai thác bệnh sử ghi nhận V. tắm cùng với các bạn cùng trang lứa ở kênh gần nhà, bị trượt chân ở vùng nước sâu (khoảng 2m). Trong vòng 5 phút thì được vớt lên trong tình trạng tím tái, không thở, được hô hấp nhân tạo cho V., ấn tim, khoảng 5 phút, cháu thở lại được, nhưng thở mệt, co kéo, hôn mê…

duoinuoc1

Một cháu bé được cứu sau khi bị đuối nước.

Cháu V. được nhập bệnh viện địa phương sơ cứu rồi chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sỹ cho thở máy, chống co giật, chống phù não, điều chỉnh nước điện giải và cho kháng sinh điều trị viêm phổi hít. Kết quả sau gần 1 tuần điều trị, tình trạng cháu cải thiện dần, tỉnh táo, hết gồng giật, được cai máy thở.

Trước đó, vào ngày 08/6/2016 Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận trường hợp bé N.C.M.K (7 tuổi, ở Trảng Bàng, Tây Ninh) bị ngạt nước do té hồ bơi. Trước lúc nhập viện khoảng 3 giờ em đang đi bơi cùng gia đình, do một chút sơ ý mà gia đình đã không giám sát kỹ K. qua hồ bơi sâu. Khoảng 5 phút sau, người nhà bàng hoàng phát hiện bé đang nổi trên mặt nước. Lúc này gia đình cùng quản lý hồ bơi cùng nhau nhanh chóng mang bé lên bờ, lúc này đã bé tím tái, ngừng thở.

Với kinh nghiệm và những kiến thức đã học được về cách sơ cứu trẻ ngạt nước, người quản lý hồ bơi ngay lập tức hồi sức cho bé với thủ thuật ấn tim, hà hơi thổi ngạt. Rất may, vài phút sau em đã hồng trở lại, tự thở và cử động được tay chân. Ngay sau đó em được chuyển tới bệnh viện Củ Chi và sau đó là bệnh viện Nhi Đồng 1.

Bệnh nhân nhập bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng lơ mơ, môi hồng với oxy, mạch và huyết áp ổn định. Sau quá trình thăm khám cẩn thận, bệnh nhân nhanh chóng được hỗ trợ hô hấp với thở áp lực cao, được truyền Mannitol chống phù não. Sau một quá trình được điều trị tích cực, sức khỏe của em đã có dấu hiệu hồi phục tốt, bé hồng hào, tỉnh táo hoàn toàn.

Kỹ năng cha mẹ cần biết để giúp con thoát chết trong tích tắc 

Cảnh báo các gia đình có trẻ nhỏ phải luôn lưu ý trông chừng trẻ khi ở gần hồ, ao, suối... Bs. Nguyễn Minh Tiến – TK Hồi sức Tích cực & Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết về cách sơ cứu trẻ khi bị đuối nước.

Sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn hay di chứng não của nạn nhân. Cách sơ cứu đúng như sau:

Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước; Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực:

- Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức ngay dưới đường ngang núm vú (nửa dưới xương ức). Ép sâu 4-5 cm. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) - 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt cho 1 chu kỳ trong 2 phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được không? Môi có hồng không? Có phản ứng khi lay gọi kích thích đau không?

Nếu không thì phải tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.                          

duoinuoc

Cấp cứu trẻ đuối nước

- Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an toàn là nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra ngoài nếu  nạn nhân nôn ói. 

Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp chăn hoặc tấm khăn khô lên người nạn nhân. 

Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước

Những việc cần tránh

Phần lớn các nạn nhân bị ngạt nước khi đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách dẫn đến tử vong hoặc di chứng não do thiếu oxy. Các sơ cứu không đúng bao gồm:

Bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân không cần thiết và không nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không phải phổi chứa đầy nước như người dân thường nghĩ. Lượng nước rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

Video: Cháu bé đuối nước giữa bể bơi đông người

Nam Anh
Bình luận
vtcnews.vn