Kỳ lạ ngôi sao sáng gấp 300 lần Mặt trời

Kinh tếThứ Hai, 13/04/2015 07:19:00 +07:00

Các hình ảnh mô phỏng lại sự hình thành của ngôi sao kỳ lạ W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời.

Các nhà thiên văn học vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy luồng ánh sáng cực mạnh phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ. Ánh sáng từ ngôi sao đi qua quãng đường dài 4.200 năm ánh sáng đến Trái đất.

Các nhà thiên văn học vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy luồng ánh sáng cực mạnh phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ. Ánh sáng từ ngôi sao đi qua quãng đường dài 4.200 năm ánh sáng đến Trái đất.

Ngôi sao kỳ lạ có tên là W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ thấy một luồng ánh sáng mạnh như vậy phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ.

Ngôi sao kỳ lạ có tên là W75N(B)-VLA2, sáng gấp 300 lần và lớn gấp 8 lần so với Mặt trời. Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ thấy một luồng ánh sáng mạnh như vậy phát ra từ sự hình thành của một ngôi sao trong vũ trụ.

Hình ảnh chụp vào năm 1996, là lần đầu tiên các nhà thiên văn học quan sát được ánh sáng phát ra từ ngôi sao W75N(B)-VLA2.

Hình ảnh chụp vào năm 1996, là lần đầu tiên các nhà thiên văn học quan sát được ánh sáng phát ra từ ngôi sao W75N(B)-VLA2.

Hình ảnh quan sát và chụp ảnh lại vào năm 2015 thì có thể thấy sự khác biệt rất rõ rệt trong sự hình thành của ngôi sao W75N(B)-VLA2.

Hình ảnh quan sát và chụp ảnh lại vào năm 2015 thì có thể thấy sự khác biệt rất rõ rệt trong sự hình thành của ngôi sao W75N(B)-VLA2.

Tuy ngôi sao đang bị che phủ bởi các đám mây đen của bụi vũ trụ, vùng năng lượng siêu nóng bên trong vẫn phát ra những luồng bức xạ tím cực mạnh do quá trình hình thành ngôi sao tạo ra. Hình ảnh chụp bằng cảm biến bức xạ ghi nhận được từ ngôi sao này, cho thấy sự phát triển rất nhanh của nó trong giai đoạn đầu, được chụp vào năm 1996.

Tuy ngôi sao đang bị che phủ bởi các đám mây đen của bụi vũ trụ, vùng năng lượng siêu nóng bên trong vẫn phát ra những luồng bức xạ tím cực mạnh do quá trình hình thành ngôi sao tạo ra. Hình ảnh chụp bằng cảm biến bức xạ ghi nhận được từ ngôi sao này, cho thấy sự phát triển rất nhanh của nó trong giai đoạn đầu, được chụp vào năm 1996.

Đây là hình ảnh cảm biến bức xạ chụp năm 2015, cho thấy sự phát triển kích thước của vùng khí nóng bên trong vành đai bụi vũ trụ. Đây cũng là lần đầu tiên mà các nhà khoa học theo dõi được đầy đủ và chi tiết nhất về sự hình thành của một ngôi sao mới.

Đây là hình ảnh cảm biến bức xạ chụp năm 2015, cho thấy sự phát triển kích thước của vùng khí nóng bên trong vành đai bụi vũ trụ. Đây cũng là lần đầu tiên mà các nhà khoa học theo dõi được đầy đủ và chi tiết nhất về sự hình thành của một ngôi sao mới.

Hình ảnh mô phỏng sự phát triển của W75N (B) -VLA-2. Các vùng khí nóng từ ngôi sao trẻ mở rộng theo chiều ngang, ảnh chụp năm 1996.

Hình ảnh mô phỏng sự phát triển của W75N (B) -VLA-2. Các vùng khí nóng từ ngôi sao trẻ mở rộng theo chiều ngang, ảnh chụp năm 1996.

Trong quá trình hình thành của ngôi sao, vành đai bụi vũ trụ sẽ ức chế sự phát triển của vùng khí nóng, ép về phía hai cực, là giai đoạn đầu tiên trong sự hình thành của một ngôi sao mới. Bức ảnh chụp năm 2014 cho thấy rõ quá trình.

Trong quá trình hình thành của ngôi sao, vành đai bụi vũ trụ sẽ ức chế sự phát triển của vùng khí nóng, ép về phía hai cực, là giai đoạn đầu tiên trong sự hình thành của một ngôi sao mới. Bức ảnh chụp năm 2014 cho thấy rõ quá trình.

Bình luận
vtcnews.vn