Kỳ diệu: Cứu sống bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở

Sức khỏeThứ Tư, 12/04/2017 17:44:00 +07:00

Tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng đã ngưng tim, ngưng thở, bằng sự nỗ lực hết mình, các y bác sĩ Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) đã giúp cho bệnh nhân sống lại.

Đại diện bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận và cứu sống bệnh nhân B.H (70 tuổi), được người nhà đưa đến trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở.

Được biết, ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ tại khoa Cấp cứu đã nhanh chóng tiến hành hồi sinh tim phổi, đồng thời tìm kiếm nguyên nhân khiến bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cùng lúc.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân có khả năng cao bị thuyên tắc phổi nên được chỉ định chụp CT động mạch phổi bằng máy chụp CT 128 lát cắt.

Hinh anh

Bệnh nhân 70 tuổi được cứu sống dù đã ngưng tim, ngưng thở. 

Theo kết quả ghi nhận trên hình ảnh, có nhiều huyết khối trải dài từ các nhánh phải và trái của động mạch phổi lên đến các nhánh phân thùy phổi. Nguyên nhân khiến bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở đột ngột được kết luận là do thuyên tắc phổi cấp gây ra.

Tại khoa Hồi sức tim mạch, các bác sĩ đã nhanh chóng đánh giá nguy cơ xuất huyết và các chống chỉ định của thuốc tiêu sợi huyết trên bệnh nhân H., sau đó đã quyết định cho bệnh nhân sử dụng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase liều thấp 0.6mg/kg. Bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, không có di chứng thần kinh và cai được máy thở sau 30 giờ điều trị.

Xác định chính xác nguyên nhân và đánh giá được nguy cơ xuất huyết cũng như các chống chỉ định của thuốc tiêu sợi huyết trên bệnh nhân H., các bác sĩ đã cho bệnh nhân sử dụng thuốc tiêu sợi huyết Alteplase liều thấp 0.6mg/kg.

Thuốc tiêu sợi huyết được dùng để điều trị các chứng đột quỵ tim mạch trong vòng 3 giờ sau khởi phát bệnh, giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong cũng như di chứng để lại.

Bác sĩ Lê Duy Lạc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tim mạch, Bệnh viện quận Thủ Đức cảnh báo, thuyên tắc phổi là bệnh lý rất nguy hiểm nhưng hay bị bỏ sót trong quá trình điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong do thuyên tắc phổi có thể lên đến 60%.

Sau 30 giờ điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, không có di chứng thần kinh và đã cai được máy thở. Hiện tại, bệnh nhân đang tiếp tục điều trị bằng thuốc chống đông để dự phòng tái phát và tìm nguyên nhân gây ra thuyên tắc phổi, dự kiến người bệnh sẽ được xuất viện sau vài ngày tới.

Thành công lần này là kết quả của toàn bộ tập thể khoa Cấp cứu, Hồi sức tim mạch và khoa Chẩn đoán hình ảnh, từ khâu tiếp nhận, thực hiện phản ứng nhanh đến chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

>>> Đọc thêm: Bệnh nhân 67 tuổi vỡ khối u gan được cứu sống kỳ diệu

VIdeo: Chuyện ở nơi bác sĩ bị bệnh nhân 'tấn công' như cơm bữa

Thy Huệ
Bình luận
vtcnews.vn