Kỳ bí cây nhân tình 'đa thị' nổi tiếng ở Lam Kinh

Thời sựChủ Nhật, 28/02/2016 05:10:00 +07:00

Một người đến thăm Lam Kinh (Thanh Hóa), nghe câu chuyện truyền ngôn về cây đa-thị đã làm bài thơ ví cây đa như một người đàn ông, cây thị như một người phụ nữ.

Một người đến thăm Lam Kinh (Thanh Hóa), nghe câu chuyện truyền ngôn về cây đa-thị đã làm bài thơ ví cây đa như một người đàn ông, cây thị như một người phụ nữ.

Cây Lim 'hiến thân'

Biết tôi có ý muốn tìm hiểu về cây lim 'hiến thân', chị Trần Thị Chung, cán bộ Phòng nghiệp vụ, ban Quản lý di tích Lam Kinh dẫn tôi đến công trình phục dựng Chính Điện Lam Kinh.

Kỳ bí, cây nhân tình, đa thị, nổi tiếng, Lam Kinh
Cổng vào Di tích Lam Kinh 

Chị cho biết: 'Công trình phục dựng Chính điện Lam Kinh huy động hơn 2000m3 gỗ từ Lào về, nhưng duy nhất có một cây Lim ở rừng Lam Kinh được đưa về làm Lễ phạt mộc tại công trình này'.

Không phải ngẫu nhiên cây lim này được đưa về làm Lễ phạt mộc tại công trình có quy mô lớn nhất của Lam Kinh, mà gắn với nó là một câu chuyện hết sức trùng hợp.

'Ở phía Tây Lam Kinh có một cây lim rất to, cao nhất nhì rừng Lam Kinh. Vì ngày xưa, cò thường kéo đến đậu trắng cây nên người dân địa phương gọi nó là lim 'cò'.

Có một điều hết sức đặc biệt, khi cây lim đang xanh tốt, bỗng nhiên nó trút lá (vào khoảng tháng 2/2010), trùng với thời điểm Dự án phục hồi phỏng dựng Chính điện Lam Kinh được phê duyệt.

Kỳ bí, cây nhân tình, đa thị, nổi tiếng, Lam Kinh
Vị trí gốc cây lim 'hiến thân' 

Sau 3 - 4 tháng, mặc dù Ban quản lý di tích đã chờ xem nó có hồi sinh hay không nhưng cây vẫn trút hàng loạt lá rồi chết khô, trùng thời điểm thiết kế thi công vừa hoàn thành', chị Chung cho biết.

Khi cây lim hạ xuống thì có rất nhiều điểm đặc biệt. Thông thường, lim cổ thụ rất hay bị rỗng ruột, nhưng cây lim này lại đặc ruột, hoàn toàn phù hợp với việc làm trụ cột Chính điện, với quy mô 9 tòa gỗ lim đồ sộ nhất Việt Nam.

Hơn nữa, sau khi tách bỏ phần vỏ cây, người ta thấy thân và cành cây lim đủ làm được 4 cột: cột cái, cột quân, cột góc và thượng lương phục vụ Lễ phạt mộc khởi công Chính điện lam Kinh.

Đường kính phần gốc cây lim trùng khớp với gương tảng cột cái (xấp xỉ 0,8m), phần ngọn khoảng 0,65cm, vừa với gương tảng cột quân.

Người ta đo vòng quanh và phân tích theo vân gỗ, ước tính cây lim này khoảng 600 năm tuổi.

'Tất cả phần gỗ trên đều phù hợp với các chân tảng Hậu Điện phía sau, một công trình rất quan trong của Chính điện. Chính vì vậy mà nó được gọi là cây lim 'hiến thân'.
Kỳ bí, cây nhân tình, đa thị, nổi tiếng, Lam Kinh
Cột cái trong Hậu điện (Chính điện Lam Kinh) được làm từ cây lim 600 tuổi 

Cây lim này đã chống đỡ công trình lớn nhất trong khu trung tâm Lam Kinh', chị Chung giải thích về sự trùng hợp ngẫu nhiên để cây lim này được quen gọi là 'hiến thân'.

'Chuyện tình' cây đa thị

Cây đa thị nằm sừng sững ở giữa thành nội phía Tây Nam sân Rồng.

Theo truyền ngôn kể lại rằng, không biết từ bao giờ, ở giáp hai đầu Nghi Môn có mọc lên một cây thị.

Cây thị lớn nhanh, hàng năm cho quả, quả nhỏ có vị chát nhưng rất thơm. Chim chóc trong rừng luôn kéo đến ăn quả. Những lần ấy, chúng cũng đưa quả đa đến ăn, rơi hạt và mọc lên cây đa.
Kỳ bí, cây nhân tình, đa thị, nổi tiếng, Lam Kinh
Cây đa thị này khoảng 300 tuổi 

Khi cây đa trưởng thành, gốc đa ngày càng ôm trọn cây thị trong lòng. Vì 1 gốc 2 ngọn, nên người ta vẫn gọi nó là cây đa - thị.

Nói về cây đa thị, ông Nguyễn Văn Đức (60 tuổi), trú thị trấn Lam Sơn cho biết: 'Mỗi khi chúng tôi sang rừng Lam Kinh chơi, nếu vào mùa đa sẽ thấy quả đa, mùa thị sẽ có quả thị. Điều này khiến chúng tôi vô cùng thích thú'.

Từ khi mọc lên, cây thị vẫn được bao bọc, tồn tại song hành cùng đay đa, tuy nhiên, đến năm 2007, cây thị đa chết chỉ còn lại cây đa. Cũng theo truyền ngôn, cây đa có khoảng 300 năm tuổi.

'Một người khi đến thăm Lam Kinh, được nghe câu chuyện truyền ngôn về cây đa - thị đã làm một bài thơ dài, ví cây đa giống như một người đàn ông, cây thị như một người phụ nữ.

Bài thơ rất dài, nhưng trong đó có 2 câu thơ khiến người đọc dễ nhớ và tâm đắc đó là: 'Ngàn xưa đa đã đa tình/ Chứ đâu riêng chỉ chúng mình hôm nay'.
Kỳ bí, cây nhân tình, đa thị, nổi tiếng, Lam Kinh
Cận cảnh gốc đa thị 

Đến năm 2013, cây đa thị được Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam quyết định công nhận là cây di sản Việt Nam.

Đến thăm Khu di tích Lam Kinh, chúng ta không chỉ tìm hiểu về lịch sử hào hùng của Hoàng triều Lê tộc, được cảm nhận các giá trị lịch sử - văn hóa, mà còn được sống trong một không gian linh thiêng.
Nguồn: Người đưa tin
Bình luận
vtcnews.vn