Những vật dụng 'huyền thoại' thời bao cấp

Kinh tếThứ Bảy, 23/04/2016 08:28:00 +07:00

Những đồ dùng gia đình có tuổi thọ vài chục năm đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tầm để chuẩn bị cho cuộc trưng bày chuyên đề 30 năm đổi mới vào tháng 8.

Những đồ dùng gia đình có tuổi thọ vài chục năm đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tầm để chuẩn bị cho cuộc trưng bày chuyên đề 30 năm đổi mới vào tháng 8.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
30 năm trước, điện còn khan hiếm, vì thế chỉ những gia đình ở thành phố mới có thể sử dụng bếp điện.
30 năm trước, điện còn khan hiếm, vì thế chỉ những gia đình ở thành phố mới có thể sử dụng bếp điện.  
Quạt con cóc, sản phẩm đình đám do Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất sản xuất, có giá 35 đồng. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ quạt làm kỷ niệm.
Quạt con cóc, sản phẩm đình đám do Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất sản xuất, có giá 35 đồng. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ quạt làm kỷ niệm. 
Xịn hơn quạt con cóc là quạt tai voi do Liên Xô sản xuất. Chiếc quạt có giá trị lớn nên được chủ nhân nâng niu, 30 năm rồi vẫn dùng tốt.
"Xịn" hơn quạt con cóc là quạt tai voi do Liên Xô sản xuất. Chiếc quạt có giá trị lớn nên được chủ nhân nâng niu, 30 năm rồi vẫn dùng tốt. 
Phích đá của gia đình bà Trần Hải Nhị, cán bộ hưu trí. Những năm 1980 rất ít gia đình có tủ lạnh, vì thế chiếc phích do chồng gửi về từ Liên Xô được mấy mẹ con bà Nhị rất nâng niu.
Phích đá của gia đình bà Trần Hải Nhị, cán bộ hưu trí. Những năm 1980 rất ít gia đình có tủ lạnh, vì thế chiếc phích do chồng gửi về từ Liên Xô được mấy mẹ con bà Nhị rất nâng niu. 
Chậu và nồi áp suất Liên Xô của gia đình ông Đặng Văn Chu, cán bộ hưu trí Tổng công ty lương thực miền Bắc mua năm 1987. Tôi mua chậu với giá 110 đồng còn nồi mua 46 đồng khi lương tháng vỏn vẹn 60 đồng. Những thứ này hồi đó là cả gia tài, ông Chu hồi tưởng.
Chậu và nồi áp suất Liên Xô của gia đình ông Đặng Văn Chu, cán bộ hưu trí Tổng công ty lương thực miền Bắc mua năm 1987. "Tôi mua chậu với giá 110 đồng còn nồi mua 46 đồng khi lương tháng vỏn vẹn 60 đồng. Những thứ này hồi đó là cả gia tài", ông Chu hồi tưởng. 
Đài cassette Sony - hàng hiệu chỉ có nhà giàu hoặc cán bộ nhà nước mới đủ tiền mua sắm.
Đài cassette Sony - "hàng hiệu" chỉ có nhà giàu hoặc cán bộ nhà nước mới đủ tiền mua sắm. 
Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp của ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng. Những chiếc xe đạp như Peugeot, Aviac hay Mercie... có giá trị bằng cả cây vàng nên có giấy chứng nhận chẳng khác gì ôtô, xe máy hiện nay.
Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp của ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng. Những chiếc xe đạp như Peugeot, Aviac hay Mercie... có giá trị bằng cả cây vàng nên có giấy chứng nhận chẳng khác gì ôtô, xe máy hiện nay. 
Vé xe buýt 200 đồng mỗi tháng của ông Nguyễn Trọng Phúc - khi đó còn là cán bộ trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Vé xe buýt 200 đồng mỗi tháng của ông Nguyễn Trọng Phúc - khi đó còn là cán bộ trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). 
Tivi Sony 14 inch của gia đình bà Nguyễn Thị Dung (Đống Đa, Hà Nội).
Tivi Sony 14 inch của gia đình bà Nguyễn Thị Dung (Đống Đa, Hà Nội). 
Đồng hồ Seiko - vũ khí tán gái số 1 của thanh niên thành thị một thời. Nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng đi vào trong câu ca Một yêu anh có Seiko/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng/ Ba yêu anh có téc gang/ Bốn yêu hộ tịch rõ ràng thủ đô.
Đồng hồ Seiko - "vũ khí tán gái" số 1 của thanh niên thành thị một thời. Nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng đi vào trong câu ca Một yêu anh có Seiko/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng/ Ba yêu anh có téc gang/ Bốn yêu hộ tịch rõ ràng thủ đô. 
Sống mà nhớ lấy - cuốn tiểu thuyết có đề tài chiến tranh của Raxpuchin, in năm 1977, nhận giải thưởng quốc gia Liên Xô cùng năm trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thanh niên thế hệ 6x, 7x.
Sống mà nhớ lấy - cuốn tiểu thuyết có đề tài chiến tranh của Raxpuchin, in năm 1977, nhận giải thưởng quốc gia Liên Xô cùng năm trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thanh niên thế hệ 6x, 7x. 
Bộ cốc thủy tinh nhiều góc cạnh của Liên Xô mà nhiều người vẫn quen gọi là cốc 7 kopeek cùng đèn dầu chuyên dụng khi điện còn khan hiếm.
Bộ cốc thủy tinh nhiều góc cạnh của Liên Xô mà nhiều người vẫn quen gọi là cốc 7 kopeek cùng đèn dầu chuyên dụng khi điện còn khan hiếm. 

Nguồn:
VnExpress
Bình luận
vtcnews.vn