Kinh ngạc 'quái vật cua' khổng lồ, leo cây thoăn thoắt, bổ dừa kiếm ăn

Phóng sự - Khám pháThứ Sáu, 15/05/2015 07:45:00 +07:00

Đảo Christmas ở Ấn Độ Dương có một loài quái vật cua khổng lồ, là loài cua cạn lớn nhất thế giới.

Ở đảo Christmas ở Ấn Độ Dương, có loài chân đốt trên cạn lớn nhất thế giới. Đó là loài cua Coconut Crab, còn gọi là cua dừa.

Ở đảo Christmas ở Ấn Độ Dương, có loài chân đốt trên cạn lớn nhất thế giới. Đó là loài cua Coconut Crab, còn gọi là cua dừa.

Sở dĩ chúng có tên là cua dừa, bởi chúng là loài đặc biệt thích ăn dừa.

Sở dĩ chúng có tên là cua dừa, bởi chúng là loài đặc biệt thích ăn dừa.

Chúng thường tập trung đông đúc ở những vùng có nhiều cây dừa. Hàng ngày, chúng trèo lên những cây dừa cao chất ngất để hái quả ăn.

Chúng thường tập trung đông đúc ở những vùng có nhiều cây dừa. Hàng ngày, chúng trèo lên những cây dừa cao chất ngất để hái quả ăn.

Chúng thường thả những quả dừa từ trên cao xuống để dừa vỡ ra rồi mò xuống ăn. Nếu quả dừa không vỡ, chúng sẽ tự bổ dừa để ăn.

Chúng thường thả những quả dừa từ trên cao xuống để dừa vỡ ra rồi mò xuống ăn. Nếu quả dừa không vỡ, chúng sẽ tự bổ dừa để ăn.

Đôi càng khổng lồ, cứng như thép của loài cua này dễ dàng bóc lớp vỏ dai và bổ dừa để uống nước, móc cùi thưởng thức.

Đôi càng khổng lồ, cứng như thép của loài cua này dễ dàng bóc lớp vỏ dai và bổ dừa để uống nước, móc cùi thưởng thức.

Cua dừa sống một mình trong các hang dưới đất hay các khe nứt trong đá, tùy thuộc vào địa hình nơi chúng sống. Chúng tự đào hang dưới cát hay đất xốp.

Cua dừa sống một mình trong các hang dưới đất hay các khe nứt trong đá, tùy thuộc vào địa hình nơi chúng sống. Chúng tự đào hang dưới cát hay đất xốp.

Ban ngày, chúng ẩn mình để tránh mất nước vì nhiệt. Hang của cua dừa có những sợi mảnh nhưng rất chắc chắn từ vỏ dừa mà chúng lót bên dưới.

Ban ngày, chúng ẩn mình để tránh mất nước vì nhiệt. Hang của cua dừa có những sợi mảnh nhưng rất chắc chắn từ vỏ dừa mà chúng lót bên dưới.

Khi nghỉ ngơi trong hang, cua dừa đóng lối ra vào bằng một trong các càng của nó để tạo ra một khu vực ẩm nhỏ trong hang để các cơ quan của nó thở.

Khi nghỉ ngơi trong hang, cua dừa đóng lối ra vào bằng một trong các càng của nó để tạo ra một khu vực ẩm nhỏ trong hang để các cơ quan của nó thở.

Loài cua dừa không chỉ có trọng lượng khủng, khi nặng 4,5kg, dài tới 1m, mà còn có tuổi thọ tới 60 năm.

Loài cua dừa không chỉ có trọng lượng khủng, khi nặng 4,5kg, dài tới 1m, mà còn có tuổi thọ tới 60 năm.

Không chỉ ăn dừa, loài cua có bộ càng khỏe, cứng như thép này còn là tai họa với loài rùa.

Không chỉ ăn dừa, loài cua có bộ càng khỏe, cứng như thép này còn là tai họa với loài rùa.

Nhiều chú rùa trên Christmas trở thành miếng mồi của cua dừa. Mặc cho những chú rùa thụt đầu vào trong bộ mai cứng, loài cua dừa cũng bổ được mai để ăn thịt rùa.

Nhiều chú rùa trên Christmas trở thành miếng mồi của cua dừa. Mặc cho những chú rùa thụt đầu vào trong bộ mai cứng, loài cua dừa cũng bổ được mai để ăn thịt rùa.

Thậm chí, cua dừa còn tấn công cả con người khi con người dám động chạm vào nơi ở của chúng, hoặc trêu chọc chúng.

Thậm chí, cua dừa còn tấn công cả con người khi con người dám động chạm vào nơi ở của chúng, hoặc trêu chọc chúng.

Đã có không ít trường hợp bị cua dừa cắp toạc thịt da, thậm chí nghiền nát cả ngón tay.

Đã có không ít trường hợp bị cua dừa cắp toạc thịt da, thậm chí nghiền nát cả ngón tay.

Theo các nhà khoa học, địa bàn phân bố của cua dừa vốn khá rộng, tuy nhiên  nó đã tuyệt chủng tại hầu hết các khu vực có dân số đáng kể, bao gồm đất liền Úc và Madagascar.

Theo các nhà khoa học, địa bàn phân bố của cua dừa vốn khá rộng, tuy nhiên nó đã tuyệt chủng tại hầu hết các khu vực có dân số đáng kể, bao gồm đất liền Úc và Madagascar.

Cua dừa đã phát triển các cơ quan được gọi là 'phổi branchiostegal', được sử dụng thay vì mang thoái hóa để thở.

Cua dừa đã phát triển các cơ quan được gọi là 'phổi branchiostegal', được sử dụng thay vì mang thoái hóa để thở.

Cua dừa không thể bơi, và sẽ bị chết đuối nếu chìm trong nước khoảng một giờ đồng hồ.

Cua dừa không thể bơi, và sẽ bị chết đuối nếu chìm trong nước khoảng một giờ đồng hồ.

Giao phối xảy ra trên đất liền, nhưng con cái di cư ra biển để đẻ trứng thụ tinh của chúng khi chúng nở.

Giao phối xảy ra trên đất liền, nhưng con cái di cư ra biển để đẻ trứng thụ tinh của chúng khi chúng nở.

Bình luận
vtcnews.vn