Kinh hoàng 'Cái chết Đen', đại dịch suýt xóa sổ châu Âu

Thế giớiThứ Hai, 11/08/2014 07:18:00 +07:00

(VTC News) - Thế giới đang gồng mình chiến đấu với virus Ebola nhưng trong lịch sử đã có nhiều dịch bệnh kinh hoàng, đe dọa đến sự tồn vong của loài người.

(VTC News) - Thế giới đang gồng mình chiến đấu với virus Ebola nhưng trong lịch sử đã có nhiều dịch bệnh kinh hoàng, đe dọa đến sự tồn vong của loài người.

'Cái chết Đen' là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14 mà đỉnh điểm là ở châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350.

'Cái chết Đen' được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30 - 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400.

Điệu nhảy tử thần, bức họa lấy cảm hứng từ đại dịch 'cái chết Đen' 
Các nhà khoa học thống nhất rằng Cái chết đen có nguyên nhân là sự bùng phát của căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis và lây lan thông qua loài bọ chét sống trên chuột đen.

Một khi đã bị nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân được ước tính là chỉ có thể sống sót trong vòng từ 60 đến 180 ngày.

Đại dịch bắt đầu đặt chân đến châu Âu vào tháng 10/1347, khi một chiếc tàu buôn lớn cập cảng châu Âu sau chuyến trở về từ cuộc giao thương với Trung Quốc. Tất cả mọi thành viên trên con tàu mang tên Genoese khi chạm cảng Messina, Sicily- Italia đều đã chết.

Như một cơn đại địa chấn cuốn qua đất nước xứ sở sương mù, chưa đầy 5 năm sau đó, hơn 25 triệu người dân châu Âu đã thành hồn ma cho 'cái chết Đen'.

Hình ảnh đáng sợ mô tả về 'cái chết Đen' ở châu Âu 
Cũng chính 'cái chết Đen' đã góp phần hủy hoại các triều đại phong kiến tại nhiều quốc gia trên châu lục trù phú này. Tại các thành phố đông dân, tỷ lệ thiệt mạng đã vượt quá 50% dân số.

Suýt xóa sổ châu Âu

Khoảng một nửa dân số Paris, tức 100.000 người, đã thiệt mạng vì 'cái chết Đen'. Đại dịch cũng khiến dân số thành phố Firenze, Italia giảm từ 120.000 người xuống còn 50.000 người vào năm 1338, ít nhất 60% dân số các thành phố Hamburg và Bremen đã thiệt mạng.

Sự tàn phá khủng khiếp của 'cái chết Đen' đã dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong xã hội châu Âu như việc ra đời của nhiều tôn giáo mới hay sự chuyển đổi về cơ bản của kinh tế và xã hội châu Âu, tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình lịch sử của châu lục này.

Bộ xương của một nạn nhân của 'cái chết Đen' xưa kia 

Ước tính châu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gian đại dịch, sau này dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây và nó chỉ biến mất vào thế kỷ 19.

Tháng 10/1897, một bác sĩ người Nga gốc Do Thái tên là Vladimir Havkin mới tìm ra cách điều trị dịch hạch và kiểm soát được dịch bệnh kinh hoàng này.

Khi đó, ông đang nằm vùng tại Ấn Độ - một trong những khu vực trung tâm của đại dịch. Tại đây, bác sĩ Havkin đã làm các thử nghiệm để điều chế ra vaccin chống lại bệnh dịch hạch và thử tác dụng của nó đối với người bệnh mang lại thành công.

Nhờ phương pháp điều trị của ông bằng cách kết hợp các loại thuốc streptomycin, chloramphenicol, tetracycline, gentamicin và doxycyline... dịch bệnh đã được kiểm soát. Và hành trình của đại dịch 'cái chết Đen' chính thức được chấm dứt trên toàn thế giới.

Tùng Đinh
Bình luận
vtcnews.vn