Không loại trừ khả năng Việt Nam cũng có trứng gà giả

Kinh tếThứ Năm, 30/12/2010 10:36:00 +07:00

(VTC News) - Một chuyên gia về công nghệ tại VN cho biết, ông "từng ăn phải trứng gà có thể giả”, và theo ông không loại trừ khả năng VN cũng đã có trứng gà giả

(VTC News) - Một chuyên gia về công nghệ tại VN cho biết, ông "từng ăn phải trứng gà có thể giả”, và theo ông không loại trừ khả năng VN cũng đã có trứng gà giả. 
Chuyên gia về công nghệ đó chính là TS. Nguyễn Văn Khải (nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn tết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa - Viện Công nghệ Môi trường), người được mệnh danh là “ông già Ôzôn”.

Sau khi Tân Hoa Xã đăng tải bài điều tra gây sốc về công nghệ sản xuất trứng gà giả tại TQ, trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm khẳng định: Ở Việt Nam chưa phát hiện trứng gà giả như mô tả theo công nghệ mới của Trung Quốc và khuyến nghị: “Người dân nên bình tĩnh trước những hiện tượng như thế”.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Khải (nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa - Viện Công nghệ Môi trường), người được mệnh danh là “ông già Ôzôn”, từ cách đây 5 năm "có thể ông đã ăn phải trứng gà giả".

Ông Khải cho biết, hàng ngày ông vẫn thường ăn trứng gà do mình tự nuôi nên khi lên công tác tại thị xã của một tỉnh ở miền núi phía Bắc, ăn trứng gà rán thấy mùi khác, vị khác ông đã không dám ăn thêm. Hậu quả chỉ nửa tiếng sau đó, “2 cái khác ấy” đã làm ông nôn thốc, nôn tháo.

Trên cơ sở đó, TS Nguyễn Văn Khải cho rằng, không loại trừ khả năng tại Việt Nam cũng đã có trứng gà giả theo công nghệ mới này.

Theo TS. Nguyễn Văn Khải: "Cái gì người TQ có cho dân dụng thì ở VN cũng có thể có”và trứng gà giả cũng không ngoại lệ. 

Theo ông Khải: “Cái gì người TQ có và phổ biến trong dân chúng thì ở VN cũng có thể có”. Ông lý giải, đó là quy luật của sự lưu thông phân phối,sự chuyển dời của nơi có mật độ cao xuống nơi có mật độ thấp. "Đây là điều dễ hiểu theo nguyên tắc vật lý và nguyên tắc xã hội" - Ông Khải nói.

Chẳng hạn, ngày 24/1/2003, tôi lên Đồng Văn (Hà Giang) giúp bà con đuổi mọt khỏi ngô thành công, khi tới thăm nhà dân, tôi phát hiện bà con dùng thuốc có bao bì vẽ hình "đầu lâu xương chéo" của TQ để bảo quản ngô. Và điều gì đến đã đến, ngày 9/6/2003, tại Bản phố Bắc Hà (Lào Cai), 9 người ngộ độc vì uống rượu ngô mà ngô được bảo quản bằng loại thuốc độc này. Sau đó vài hôm, ở Quảng Bạ (Hà Giang) cũng xảy ra hiện tượng tương tự”. 

Giữa câu chuyện, “ông già Ôzôn” đưa chúng tôi xem hàng loạt hóa chất được người VN sử dụng rộng rãi mà khi sang TQ, ông được những người TQ hướng dẫn: Đây là những chất độc không được dùng cho người.

Ngay cả những thuốc cho cây cối, rất nhiều loại đã được cảnh báo nhiều lần trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa thấy ai bị bắt vì vận chuyển và buôn bán những loại hóa chất này”, ông Khải đặt câu hỏi.
 

Giữa câu chuyện, “ông già Ôzôn” cũng đưa chúng tôi xem hàng loạt hóa chất người TQ đã đưa cho ông và bảo: Đây là những chất độc hại không được dùng cho người nhưng vẫn được dùng tại VN. (Ảnh: Tiểu Phương).

Trái ngược với quan điểm của "ông già Ôzôn", trao đổi với VTC News, bạn Nguyễn Hoài An (Nam Định) nói: “Theo mình, trứng gà giả có vẻ... không có thực vì xét về mặt khoa học, để làm ra được một quả trứng gà giả, chi phí không thấp chút nào, nhất là khi sử dụng rất nhiều hóa chất và phải trải qua cả một quy trình khá phức tạp. Vì vậy, nếu TQ làm như thế thì không kinh tế, có chăng chỉ là họ áp dụng công nghệ chiếu sáng để ép gà đẻ nhiều trứng hơn trong 1 ngày đêm. Do đó, những trứng gà của TQ tuy to nhưng có lòng đỏ rất nhỏ vì gà chưa có đủ thời gian để phục hồi, còn về trứng gà giả thì mình vẫn chưa tin…”. 

Về thắc mắc này, “ông già Ôzôn” lý giải: Trước hết, cần phải nói rằng, công nghệ nhái hàng của TQ rất nhạy bén. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, khoa học – công nghệ của TQ rất phát triển, việc làm giả trứng gà chẳng có gì là khó.

Lòng đỏ trứng gà giả được sản xuất bằng công nghệ của Trung Quốc (Ảnh đăng nhiều trên các trang mạng của Trung Quốc)

Điều thứ hai là giá cả. “Nếu tôi ra cửa hàng để tiện một cái ốc vít, người ta đòi 10.000 đồng, nhưng cũng với cái ốc tương tự như thế, nếu tôi mua ở Hàng Thiếc thì giá chỉ có 50 đồng. Lý do là khi người ta sản xuất hàng triệu, hàng trăm triệu sản phẩm trong tháng, hoặc trong năm thì giá thành sẽ giảm đi rất nhiều. Nhất là những hàng được bán ra lại là xếp loại hạng thứ 5 trong số sản phẩm đã sản xuất (mỗi sản phẩm sản xuất ra có nhiều hạng khác nhau – pv) thì giá sẽ vô cùng rẻ”.

Ông Khải đưa ra ví dụ thêm: Một doanh nghiệp cùng ông đi TQ nhờ giới thiệu mua Ledđỏ (một bộ phận để sản xuất đèn), chất lượng cao dùng để quảng cáo và theo lời dặn của kế toán thì Led này ở VN giá 460 đồng/chiếc. Nhưng khi sang TQ, cũng mặt hàng này nhưng chỉ có 150 đồng/chiếc và “là loại bỏ đi”.

Cũng chính hôm đó, các ông chủ doanh nghiệp VN tận mắt nhìn thấy một công nhân TQ phụ trách 3 máy tự động, một ngày có thể sản xuất hơn 100.000 cái Led hay 1 người khác trong một giờ hàn được 150 bảng mạch, trong khi  người VN hàn một bảng mạch mất 20 phút. 
Cách đây 2 năm, xung quanh vụ việc sữa cho trẻ em có chứa Melamine, khi báo chí thế giới lên tiếng phanh phui sự thật, ban đầu, NTD vẫn đinh ninh ở VN chưa nhập khẩu sữa có nguồn gốc từ TQ. Sau đó, vì thị trường VN phát hiện đã có nhiều sữa nhập khẩu từ TQ, Bộ Y tế đã chính thức đưa ra kết luận: Tại thị trường nước nhà, số sữa nhiễm melamine chủ yếu có nguồn gốc từ TQ.

Mặc dù cho đến lúc này, chưa có cơ quan chức năng nào khẳng định rõ ràng, việc sử dụng trứng gà giả theo công nghệ mới tại TQ có tác hại như thế nào đến sức khoẻ con người, nhưng theo TS Nguyễn Văn Khải: "Đây cũng là một dịp rất lớn để những người chăn nuôi gia cầm lấy trứng và các cơ sở kinh doanh trứng gia cầm thể hiện mình. Vì họ sẽ biết bảo vệ uy tín của mình bằng cách dán nhãn hiệu cho những quả trứng của mình đưa ra thị trường".

 "Ai cũng yêu quý và đều muốn khen con mình chăm ngoan nếu con mình thực sự chăm ngoan. Nếu trứng của tôi bán ra là trứng tốt thì tại sao tôi lại không dán nhãn hiệu của cơ sở tôi vào quả trứng. Đây cũng là động lực để buộc NTD cẩn trọng hơn khi mua hàng, cũng chính là quan tâm tới sức khỏe của mình”
- TS. Nguyễn Văn Khải nói.


Tiểu Phương

Bình luận
vtcnews.vn