HLV Miura: Người lý tưởng cho tuyển Việt Nam

Thể thaoThứ Năm, 25/12/2014 04:13:00 +07:00

HLV Miura chỉ mất 9 tháng để ghi dấu ấn đặc biệt với nền bóng đá Việt Nam bởi cá tính và cách làm việc rất riêng.

HLV Miura chỉ mất 9 tháng để ghi dấu ấn đặc biệt với nền bóng đá Việt Nam bởi cá tính và cách làm việc rất riêng.

Chúng tôi từng có cơ hội gặp HLV Toshiya Miura đang tập chạy một mình tại sân tập VFF vào một chiều cuối tháng 11. Hôm ấy, đội tuyển Việt Nam nghỉ tập. HLV Miura một mình sang sân VFF tập chạy. Vài người nhận ra ông, bảo vệ có, phóng viên có, nhân viên VFF cũng có. Họ tiến lại phía HLV Miura để gửi một lời chào.

Ông Miura ngừng chạy, thân thiện và cởi mở với những người còn chưa quen. Ông chia sẻ từng mẩu chuyện nhỏ, nói những câu chào hỏi thân mật. Gần gũi và thoải mái. Trong khoảnh khắc ấy, trên thảm cỏ xanh của VFF, không phải HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, đấy chỉ là một người đàn ông ngoại ngũ tuần vui vẻ, lạc quan, yêu thể thao và luôn sẵn sàng chia sẻ.
HLV Miura
HLV Miura luôn sát cánh cùng các học trò (Ảnh: Hà Thành)
2 cá tính trong một con người


Ấn tượng ấy là điều không dễ nhận ra khi chúng ta nhìn thấy một Miura, HLV. Cũng chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn HLV Miura trong lần đầu tiên ông có mặt tại Hà Nội, ở một trận đấu của Hà Nội.T&T tại V-League 2014 hồi tháng 3.

Thái độ cởi mở, đôi mắt sáng nhưng kiên quyết, 2 bàn tay đặt lên nhau khoanh trước bụng. Rất nhanh thôi, ông Miura khiến cánh phóng viên bắt đầu phải nghĩ lại về cá tính kiên định của mình.


Những tưởng tượng ban đầu về một HLV dễ gần, thậm chí có phần yếu đuối, nhanh chóng bị xua tan. Những thông tin sơ lược về một ông thầy chuyên huấn luyện J-League 2, một người đàn ông 50 tuổi có vẻ ngoài của gã trai 30 tuổi nhanh chóng biến mất. Cách ông Miura trả lời, cách ông phủ nhận những lập luận sai, cách ông bóc mẽ từng câu hỏi của giới báo chí. Tất cả nhanh chóng khiến các phóng viên phải nghĩ lại về ông.
Công Phượng
Công Phượng sẽ là cầu thủ mà HLV Miura để ý kỹ ở V-League 2015
Đấy là câu chuyện của tháng 3. Từ tháng 3 tới tháng 12, hành trình ấy như đã kéo dài như "một thế kỷ". Sau hàng loạt chuyến tập huấn, sau một kỳ ASIAD kỳ diệu, sau những thành công và cả thất bại của AFF Cup, người hâm mộ phải mất nhiều thời gian hơn để hiểu rõ tính cách “2 trong 1” ấy của HLV Miura.

Trong con người nhỏ bé ấy là 2 cá tính khác biệt hoàn toàn: quyết đoán và không thể xoay chuyển trong công việc; thân thiện và thoải mái lúc đời thường. Với ông Miura, có những nguyên tắc cực kỳ rõ ràng và cần phải được tuân theo.
Clip: Công Vinh chia sẻ về sự nghiệp, cuộc sống riêng
Chúng ta còn nhớ Công Vinh là một trong những cầu thủ Việt Nam đầu tiên làm quen với ông Miura. Hình ảnh tiền đạo số 9 chủ động tiến lên khán đài bắt tay HLV người Nhật tại Nghệ An chính là một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của bóng đá Việt Nam năm 2014.

Mặc kệ, Vinh vẫn không chắc suất đá chính. Tấn Tài là đội trưởng, người được ông Miura chọn làm thủ lĩnh và liên tục được sử dụng trong các trận giao hữu. Đến khi vào AFF Cup, anh vẫn phải chấp nhận ngồi ngoài.

Cả 2 cái tên sừng sỏ ấy đều đã phải im lặng chấp nhận. Họ không buông một câu oán thán và kêu ca. Sự nghiêm khắc của Miura, cuối cùng lại giúp ông làm được những việc tưởng chừng như cực kỳ khó khăn. Vì ông rất nghiêm túc và quyết đoán trong công việc nên ông có thể thoải mái lúc đời thường. Vì ông rạch ròi công tư, không ai có thể chỉ trích ông. Nghiêm khắc trên thảm cỏ để thoải mái trong “cánh gà”. Ông Miura là người như thế.
HLV Miura và tuyển Việt Nam
 HLV Miura huấn luyện tuyển Việt Nam
Hơn cả một HLV

Những người đã theo dõi đội tuyển Việt Nam trong một năm qua đều biết “độc chiêu” hàng đầu của HLV trưởng đội tuyển Việt Nam là đối thoại. Ông không đối thoại với toàn đội mà nói chuyện riêng với từng cầu thủ, lắng nghe họ, chia sẻ với họ.

 

Ông Miura là HLV hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam không bắt các cầu thủ tự nhặt bóng, dọn đồ, xách nước

 
Ông không gọi cầu thủ tới để họ nghe ông, chính suy nghĩ của các cầu thủ mới là điều ông muốn nghe. Vì ông tôn trọng họ, họ biết rằng họ cũng phải tôn trọng ông - tức là tôn trọng công việc, tôn trọng kỷ luật, tôn trọng nhiệm vụ.


Ông Miura là HLV hiếm hoi của đội tuyển Việt Nam không bắt các cầu thủ tự nhặt bóng, dọn đồ, xách nước... Đổi lại, họ phải đổ mồ hôi, phải bỏ công sức.

Họ được phục vụ và có trách nhiệm phải phục vụ trở lại. Nhiệm vụ của các cầu thủ là chơi bóng chứ không phải nhặt bóng. Vì người ta đã tạo mọi điều kiện cho họ, họ có nhiệm vụ phải cống hiến hết mình. Đó là quan điểm của ông Miura.

Clip: U19 Việt Nam thua U19 Nhật Bản
Chiến lược gia người Nhật Bản dầm mưa với các học trò, chạy theo mỗi bước chân của họ, làm mẫu cho họ, thậm chí chạy vượt qua họ. Đổi lại, họ chiến đấu vì ông, đổ máu vì đội tuyển. Ông Miura cho những cầu thủ được thứ mà chưa HLV nào của đội tuyển Việt Nam có thể cho họ: Sự nghiêm khắc của người thầy và sự đồng hành của người đồng đội.

Các cầu thủ thực sự cảm thấy HLV hiểu họ, hiểu nỗi mỏi mệt của họ. Đã rất nhiều lần trong những buổi tập của đội tuyển Việt Nam, ông Miura chạy cùng các cầu thủ, dầm mưa với họ, đi với họ trong những đợt bão tuyết khủng khiếp tại Osaka (Nhật Bản) hay cơn mưa mùa Đông lạnh giá ở Hà Nội.

Ông Miura luôn cố gắng để hiểu và bình đẳng với các cầu thủ. Hiểu nhau mới tôn trọng nhau, tôn trọng nhau mới sống chết vì nhau.

Theo TTVH
Bình luận
vtcnews.vn