Hình phạt kỳ quái nhất lịch sử loài người: Người say rượu bị phạt kiểu 'dở khóc dở cười'

Thế giớiThứ Tư, 30/03/2016 01:39:00 +07:00

Thay vì trừng phạt bằng cái chết, các quốc gia thời trung cổ và cận đại đã sáng tạo ra rất nhiều hình thức để răn đe con người.

(VTC News) - Thay vì trừng phạt bằng cái chết, các quốc gia thời trung cổ và cận đại đã 'sáng tạo' ra rất nhiều hình thức để răn đe con người.

Theo tờ Listverse, những hình phạt như dội nước vào ống áo, mặc thùng gỗ đi dạo phố, chạy thể dục 8 tiếng một ngày... thuộc top những hình phạt kỳ quặc nhất và ít được tiết lộ trong lịch sử.

Dội nước vào ống áo (Grampussing)

Đây là một hình phạt từ thời Thời vua Henry VIII cai trị ở nước Anh, được dùng để trừng phạt ai dám làm trái với luật lệ.  
Đây là một hình phạt từ thời Thời vua Henry VIII cai trị ở nước Anh, được dùng để trừng phạt ai dám làm trái với luật lệ.
Đây là một hình phạt từ thời Thời vua Henry VIII cai trị ở nước Anh, được dùng để trừng phạt ai dám làm trái với luật lệ.  
Nếu một lính gác của nhà vua ngủ gật một lần sẽ bị đánh ba gậy. Nếu ngủ gật đến lần thứ tư, anh ta sẽ bị trói trong một cái bị và đứng trước thuyền. Sau đó, người ta đưa cho anh một con dao và một ít lương thực.

Người lính có hai lựa chọn, một là nhịn đói đến chết, hai là dùng dao cắt đứt túi để tự giải thoát và phải đến một vùng đất khác.

Nếu tái phạm lại lần thứ hai, người lính sẽ bị chịu hình phạt gọi là Grampussing hay dội nước qua ống áo.

Những tài liệu ghi chép lại cho rằng hình phạt này rất đáng sợ. Henry VIII đã ra lệnh cho quân đội: “Nếu ai dám tái phạm, người đó sẽ bị trói tay bằng dây thừng, treo lên cao và sẽ bị dội nước vào hai ống áo". Khi đó, người phạm tội thường sẽ la hét và thở gấp do bị dội nước và giống với tiếng của một loài cá heo (Gramp), do đó, người ta đã đặt tên cho nó là Grampussing.

Áo choàng gỗ cho người say rượu (Drunkard's Cloak)
Đây là hình phạt dành cho những người say ở nơi công cộng vào những năm giữa thế kỷ 16,17.
Đây là hình phạt dành cho những người say ở nơi công cộng.
Không phải hình phạt nào cũng răn đe tội phạm bằng các cực hình mà đã từng có một hình phạt khiến người bị phạt cảm thấy xấu hổ, phương pháp này gọi là drunkard’s cloak. Đây là hình phạt dành cho những người say ở nơi công cộng vào những năm giữa thế kỷ 16,17.

Phạm nhân sẽ phải mặc một chiếc thùng với các lỗ để người này chui lọt đầu và tay ra ngoài. Tuy chiếc thùng không phải là một dụng cụ hành hình nhưng phải mang nó đi khắp thanh phố đã đủ khiến người phạm tội phải xấu hổ khi bị nhiều người trên phố cười nhạo.

Sau khi ra đời, hình phạt này nhanh chóng trở thành hình phạt chính thức ở Ấn Độ và lan sáng cả Châu Âu. 

Máy tập chạy bộ
Mỗi tù nhân bắt buộc phải chạy trên đó 8 tiếng 1 ngày như là một hình phạt nhớ đời để khi ra tù người đó không tái phạm nữa.
Mỗi tù nhân bắt buộc phải chạy trên đó 8 tiếng 1 ngày như là một hình phạt nhớ đời để khi ra tù người đó không tái phạm nữa. 
Vào thế kỷ 19, treadmill là một trong những hình phạt phổ biến trong các nhà tù Anh. Cỗ máy hoạt động như một chiếc máy chạy bộ để tập thể hình hiện đại.

Tuy nhiên, người xưa lại xem cỗ máy như một cơn ác mộng bởi các tù nhân bắt buộc phải chạy trên đó 8 tiếng 1 ngày với các giờ giải lao ngắn ở giữa. C

ực hình này nhằm răn đe các tù nhân không tái phạm lại lỗi lầm sau khi được thả tự do.

Phán xét tù nhân qua thử thách
người bị buộc tội phải nhúng cánh tay vào nước nóng để lấy một hòn đá. Nếu cánh tay vẫn còn sẹo sau ba ngày, anh ta sẽ bị bắt.
người bị buộc tội phải nhúng cánh tay vào nước nóng để lấy một hòn đá. Nếu cánh tay vẫn còn sẹo sau ba ngày, anh ta sẽ bị bắt. 
Quan toà sẽ kết luận theo ý của Chúa bằng cách làm một thử nghiệm với người bị buộc tội. Nếu anh ta vượt qua được thử thách mà quan toà đưa ra, điều đó có nghĩa rằng Chúa đã tha tội cho họ và chứng minh họ trong sạch.

Một trong những thách thức mà quan toà đưa ra là người bị buộc tội phải nhúng cánh tay vào nước nóng để lấy một hòn đá. Nếu cánh tay vẫn còn sẹo sau ba ngày thì quan toà sẽ kết luận rằng anh là người phạm tội.

Nhưng đôi khi những thử thách không phải là lửa và nước sôi mà đơn giản chỉ là bắt cả hai người (người buộc tội và người bị buộc tội) đứng dang tay ra hay bên, người nào để tay chùng xuống trước sẽ là người có quyền định đoạt vụ án.

Một thử thách khác quan toà đưa ra với những vụ giết người là bắt kẻ tình nghi nhìn vào nạn nhân đã chết. Nếu xác chết chảy máu, người kia sẽ bị xem là kẻ giết người.

Field Punishment Number One
Người say sẽ bị cảnh sát anh cột cả tay cố đinh vào một chỗ. 
Để đối phó với những người say rượu, cảnh sát Anh đã nghĩ ra một hình thức trừng phạt gọi là Field Punishment Number One vào năm 1920.

Những người nào say rượu, cảnh sát sẽ trói cổ tay hoặc cổ chân người này cố định vào một chỗ nào đó vài giờ mỗi ngày và bị cảnh sát đến kiểm tra thường xuyên. 

Phạt đứng (Picket) 
Đây là một hình phạt được áp dụng cuối thời Trung Cổ ở Châu Âu. 
Picket là hình phạt được áp dụng vào cuối thời trung cổ châu Âu, đặc biệt là trong quân đội. Một cái cọc ngắn được đóng xuống đất. Người bị buộc tội sẽ phải đứng lên đó và bị treo một tay lên cao.

Phạm nhân sẽ bị kéo lên cao đến khi chỉ 1 chân đứng lên cọc nữa. Đầu cọc sẽ được vót nhọn để gây khó chịu cho phạm nhân nhưng không làm chân bị rách da hay chảy máu.

Phạm nhân sẽ phải chịu nhiều đau đớn khi bị áp dụng cực hình này. Khi họ đứng lên cọc bằng một chân đến khi đau không chịu được nữa thì họ sẽ phải dơ chân lên và kết quả lại khiến cổ tay và bàn tay đau đớn hơn. Sau khi hạ xuống, người tù sẽ bị đau nhức toàn thân.

Xem video: Cười chảy nước mắt với những hình phạt siêu bá đạo trong quân đội


Nguyễn Ly (Theo Listverse)
Bình luận
vtcnews.vn