Hé lộ những bí mật ở 'thiên đường trốn thuế' Panama

Kinh tếThứ Sáu, 08/04/2016 08:19:00 +07:00

Panama được gọi là thiên đường trốn thuế bởi môi trường kinh doanh ở đây có rất nhiều ưu đãi thuế và chế độ đãi ngộ cho người nước ngoài.

Panama được gọi là thiên đường trốn thuế bởi môi trường kinh doanh ở đây có rất nhiều ưu đãi thuế và chế độ đãi ngộ cho người nước ngoài.

Sau khi tài liệu mật mang tên “Hồ sơ Panama” về một “thiên đường trốn thuế” của các nhân vật giàu có và thế lực trên thế giới hé lộ, hàng loạt quốc gia đã mở cuộc điều tra. Quốc gia nào cũng đều quan tâm đến 11,5 triệu trang tài liệu bị rò rỉ của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama và có văn phòng tại 35 nước trên thế giới.

Bên cạnh những thắc mắc và tò mò về “Hồ sơ Panama”, rất nhiều người cũng tìm hiểu về thiên đường trốn thuế Panama.

Điều kiện thuận lợi để Panama trở thành “thiên đường trốn thuế”

Trụ sở của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama.
Trụ sở của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama. 
Lý do khiến Panama trở thành thiên đường trốn thuế là nhờ môi trường làm ăn được ưu đãi thuế và sự phát triển nhanh chóng của quốc gia này. Điều này cũng là lý do khiến nhiều nhà lãnh đạo các doanh nghiệp mở rộng sự hiện diện của công ty họ ở châu Mỹ Latin.

Người nước ngoài đến Panama bị hấp dẫn bởi khí hậu ấm áp, nhịp điệu cuộc sống chậm rãi hơn và mối liên hệ của đất nước này với cả bắc và nam Mỹ.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của Panama đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các khách sạn, các căn hộ chung cư và văn phòng làm việc hiện đại. Đồng thời, nền kinh tế gắn chặt với đồng đô la Mỹ của Panama đã khuyến khích rất nhiều đầu tư nước ngoài. Cấu trúc thuế thuận lợi và cơ sở hạ tầng nhà ở cao cấp chính là lý do khiến Panama thu hút người nước ngoài đầu tư.

Hiện, nhiều doanh nghiệp lớn thuộc các ngành hậu cần, vận tải biển, du lịch và phục vụ du khách, bất động sản và cả các vị trí lãnh đạo đang mở chi nhánh ở Panama.

Chẳng hạn như tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng khổng lồ Proctor & Gamble mới đây đã mở văn phòng ở khu vực Costa del Este (Panama) và đang muốn tuyển giám đốc tiếp thị.

Các tập đoàn vận tải biển khổng lồ như COSCO Container Lines và Hanjin đã mở rộng sự hiện diện ở nước này.

Đặc biệt, các công ty nước ngoài đóng ở Panama còn được ưu đãi dành đến 12% nhân sự là người nước ngoài.

Ưu đãi cho người nước ngoài

Thành phố Panama đem đến môi trường làm việc hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia, trong đó có tập đoàn sản xuất 3M và công ty hóa chất khổng lồ BASF đóng tại khu công nghiệp Panama-Pacifico. Đóng ở khu công nghiệp này, vốn rộng 1.400 hectare và cách trung tâm thành phố 10km, các công ty sẽ được miễn thuế rất nhiều.

Nhân viên của hãng PPZ có thể được cấp visa làm việc từ 3-5 năm thay vì được cấp hàng năm. Panama cũng xây dựng nhưng khu mậu dịch tự do để thu hút những công ty làm trong các lĩnh vực chế tạo, y tế và thậm chí là giáo dục bậc cao.
Các công ty lớn có thể xin visa cho nhân viên chỉ trong có vài tuần lễ còn những ai sống ở Panama đã ba năm có thể xin ở Panama lâu dài.

Doanh nghiệp không phải thường trú ở Panama hưởng mức thuế 0%

Những ai có ý định ở lâu dài nên cân nhắc chuyện mua nhà, thay vì thuê, Kent Davis, giám đốc công ty bất động sản Panama Equity Real Estate cho hay.


Một căn hộ hai phòng ngủ gần biển có giá thuê 2.000 USD/tháng nhưng mua là 280.000 USD, Davis, người chuyển đến Panama từ Mỹ 8 năm trước nói.


Người nước ngoài cũng được vay tiền dễ dàng như người dân Panama, ông nói thêm. Các gia đình chuyển đến sống ở Panama thường thuê người giúp việc nhà với giá 500 USD/tháng.


Theo chính sách ưu đãi thuế của Panama, các công ty nước ngoài chứng tỏ được rằng họ có được lợi nhuận bên ngoài Panama và khách hàng của họ là các công ty không phải thường trú ở Panama được hưởng mức thuế 0%.


Bên cạnh đó, những ai làm việc cho công ty nước ngoài không phải trả thuế thu nhập.


Đa phần người nước ngoài tới Panama đều là dân về hưu. “Điều kiện tiên quyết để sống ở đây là có tóc bạc”, Skyler Ralston, người làm công tác tiếp thị cho các doanh nghiệp địa phương cho biết.

Video: Messi có tên trong danh sách các cá nhân trốn thuế Panama
 


Nguồn: Kiến thức
Bình luận
vtcnews.vn