'Hậu duệ' khủng long tiền sử giết người thế nào?

Thế giớiThứ Tư, 02/10/2013 05:47:00 +07:00

(VTC News) - Sở hữu bộ hàm cực khoẻ, hàm răng cưa giống cá mập, loài ăn thịt hung dữ mang tên rồng Komodo được mệnh danh là 'hậu duệ' của khủng long.

Rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất và lớn nhất trong số những loài còn tồn tại trên Trái đất

Rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất và lớn nhất trong số những loài còn tồn tại trên Trái đất

Nó có thể dài tới hơn 3 mét, nặng 166 kg và là kẻ săn mồi kinh hoàng đối với nhiều con vật

Nó có thể dài tới hơn 3 mét, nặng 166 kg và là kẻ săn mồi kinh hoàng đối với nhiều con vật

Các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch của loài rồng Komodo sống cách đây 19.000 năm với kích thước lớn gấp 2 lần loài Komodo ngày nay

Các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch của loài rồng Komodo sống cách đây 19.000 năm với kích thước lớn gấp 2 lần loài Komodo ngày nay

Rồng Komodo là kẻ săn mồi chuyên nghiệp và chúng là kẻ thù của các loài, từ nhỏ như con chuột cho đến lớn như con trâu

Rồng Komodo là kẻ săn mồi chuyên nghiệp và chúng là kẻ thù của các loài, từ nhỏ như con chuột cho đến lớn như con trâu

Ngay cả con người cũng có thể trở thành mồi ngon cho loài động vật này

Ngay cả con người cũng có thể trở thành mồi ngon cho loài động vật này

Rồng Komodo săn mồi bằng cách cắn và 'tiêm' chất độc vào cơ thể con mồi. Vì thân hình cồng kềnh nên sau đó, chúng sẽ để con mồi bỏ chạy

Rồng Komodo săn mồi bằng cách cắn và 'tiêm' chất độc vào cơ thể con mồi. Vì thân hình cồng kềnh nên sau đó, chúng sẽ để con mồi bỏ chạy

Tuy nhiên, loại nọc này tác động rất nhanh vào con mồi, gây sốc, đau quặn ở bụng, giảm huyết áp và thân nhiệt, giảm lưu thông máu

Tuy nhiên, loại nọc này tác động rất nhanh vào con mồi, gây sốc, đau quặn ở bụng, giảm huyết áp và thân nhiệt, giảm lưu thông máu

Nọc độc này cực kỳ nguy hiểm, kết hợp với cú cắn giật và sâu tựa như cá mập, chúng gần như ngay lập tức đi vào cơ thể con mồi rồi phát tác khiến con mồi tử vong ngay sau đó

Nọc độc này cực kỳ nguy hiểm, kết hợp với cú cắn giật và sâu tựa như cá mập, chúng gần như ngay lập tức đi vào cơ thể con mồi rồi phát tác khiến con mồi tử vong ngay sau đó

Mặc dù không có răng chắc như cá sấu hay sư tử, nhưng chúng lại có dịch tiêu hóa giống như loài rắn để tiêu thụ được cả những thứ cứng chắc như xương

Mặc dù không có răng chắc như cá sấu hay sư tử, nhưng chúng lại có dịch tiêu hóa giống như loài rắn để tiêu thụ được cả những thứ cứng chắc như xương

Rồng Komodo thường chảy nước dãi rất nhiều và nước miếng này giống như thuốc độc vì có chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm

Rồng Komodo thường chảy nước dãi rất nhiều và nước miếng này giống như thuốc độc vì có chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm

Nước dãi của chúng phát ra một chất chống đông máu, điều này làm cho các vết thương của con mồi liên tục chảy máu. Khi con mồi đã đủ yếu, nó sẽ tiến đến tiêu diệt và ăn thịt

Nước dãi của chúng phát ra một chất chống đông máu, điều này làm cho các vết thương của con mồi liên tục chảy máu. Khi con mồi đã đủ yếu, nó sẽ tiến đến tiêu diệt và ăn thịt

Rồng Komodo là loài ăn thịt đồng loại nhưng chúng lại có khả năng tự miễn dịch với những vết thương do đồng loại cắn

Rồng Komodo là loài ăn thịt đồng loại nhưng chúng lại có khả năng tự miễn dịch với những vết thương do đồng loại cắn

Thịt đang phân huỷ là món ăn khoái khẩu của rồng Komodo

Thịt đang phân huỷ là món ăn khoái khẩu của rồng Komodo

Thính giác và thị giác của loài động vật ăn thịt này đều rất kém. Song bù lại, chúng có chiếc lưỡi rất đa năng và nhạy bén

Thính giác và thị giác của loài động vật ăn thịt này đều rất kém. Song bù lại, chúng có chiếc lưỡi rất đa năng và nhạy bén

Lưỡi của rồng Komodo rất dài, có thể lên tới 10 cm và chiếc lưỡi lợi hại này có thể xác định xác chết thối cách xa từ 4-10 km

Lưỡi của rồng Komodo rất dài, có thể lên tới 10 cm và chiếc lưỡi lợi hại này có thể xác định xác chết thối cách xa từ 4-10 km

Tốc độ tối đa rồng Komodo có thể đạt được khi săn mồi là 20km/h. Rồng Komodo cũng là kẻ bơi lặn tài ba, và có thể lặn sâu 4,5 m

Tốc độ tối đa rồng Komodo có thể đạt được khi săn mồi là 20km/h. Rồng Komodo cũng là kẻ bơi lặn tài ba, và có thể lặn sâu 4,5 m

Do thuộc loài động vật máu lạnh nên rồng Komodo có quá trình trao đổi chất khá chậm

Do thuộc loài động vật máu lạnh nên rồng Komodo có quá trình trao đổi chất khá chậm

Khi gặp nguy hiểm lúc ăn quá no, loài rồng Komodo có thể nôn ngược thức ăn trong dạ dày để dễ dàng lẩn trốn

Khi gặp nguy hiểm lúc ăn quá no, loài rồng Komodo có thể nôn ngược thức ăn trong dạ dày để dễ dàng lẩn trốn

Rồng Komodo thường mất từ 3-5 năm để trưởng thành và có thể sinh sản khi 8-9 tuổi. Loài này có thường có tuổi thọ 30 năm nhưng cũng có con có thể sống tới 50 năm

Rồng Komodo thường mất từ 3-5 năm để trưởng thành và có thể sinh sản khi 8-9 tuổi. Loài này có thường có tuổi thọ 30 năm nhưng cũng có con có thể sống tới 50 năm

Hiện nay, trên thế giới chỉ còn khoảng 3.500 cá thể rồng Komodo, sinh sống chủ yếu ở vườn quốc gia Indonesia, nơi có khí hậu vô cùng thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của loài

Hiện nay, trên thế giới chỉ còn khoảng 3.500 cá thể rồng Komodo, sinh sống chủ yếu ở vườn quốc gia Indonesia, nơi có khí hậu vô cùng thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của loài

Bình luận
vtcnews.vn