Hàng tỷ thiết bị mạng ở Việt Nam đang gặp nguy hiểm vì lỗ hổng mạng Wi-Fi

Pháp luậtThứ Ba, 17/10/2017 12:12:00 +07:00

Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo một giao thức được coi là an toàn nhất cho mạng Wi-Fi trước đây có thể đã bị tấn công KRACKs (Key Reinstallation Attacks) để nghe lén, giải mã giao thức mã hóa và đọc được nội dung của các gói tin.

Trong thông cáo phát đi ngày 16/10, Cục An toàn thông tin (Cục ATTT) của Bộ TT&TT cho biết, trên trang web của nhà nghiên cứu bảo mật Mathy Vanhoef (www.krackattacks.com) đã công bố một nhóm lỗ hổng trong giao thức WPA/WPA2, một giao thức được coi là an toàn nhất cho mạng không dây (Wi-Fi) hiện nay cho phép thực hiện kỹ thuật tấn công KRACKs (Key Reinstallation Attacks).

Video: Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành: Hơn 44% các website nhà nước ở Việt Nam bị tin tặc tấn công

Cụ thể, đối tượng tấn công có thể nghe lén, giải mã giao thức mã hóa và đọc được nội dung của các gói tin mà trước đây được cho là an toàn. Lỗ hổng này có thể bị lợi dụng để đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản trực tuyến, thông tin riêng, nội dung chat, thư điện tử, hình ảnh, video… được truyền qua mạng không dây.

Lỗ hổng này tồn tại trong chính nội tại của giao thức mạng không dây Wi-Fi chứ không liên quan đến các sản phẩm hay cách thức triển khai mô hình mạng, bất cứ thiết bị mạng không dây nào sử dụng giao thức mã hóa WPA/WPA2 đều có thể là mục tiêu của hình thức tấn công. Theo đánh giá, các thiết bị Android, Linux, Apple, Windows, OpenBSD, MediaTek, Linksys và nhiều thiết bị khác cũng có thể bị tấn công bằng việc điều chỉnh cách thức tấn công KRACKs cho phù hợp.

Hình thức tấn công này ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị phát sóng Wi-Fi sử dụng giao thức WPA/WPA2. Và tùy thuộc vào cấu hình của hệ thống mạng, đối tượng tấn công thậm chí còn có thể thay đổi nội dung gói tin, hay đính kèm mã độc tống tiền, mã độc gián điệp vào các gói tin và để người dùng tự lây nhiễm.

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh việc đối tượng tấn công lợi dụng lỗ hổng để thực hiện những cuộc tấn công mạng nguy hiểm, Cục ATTT khuyến nghị các quản trị viên tại các cơ quan, đơn vị và người dùng thực hiện các bước phòng chống.

Đối với người dùng, nhưng lỗ hổng trên các thiết bị phát sóng không dây khó có thể sẽ có bản vá ngay lập tức, vì vậy cần thường xuyên theo dõi các bản cập nhật trên các thiết bị cầm tay, các thiết bị di dộng, trình điều khiển card mạng không dây của máy tính và các thiết bị phát sóng Wi-Fi để cập nhật ngay khi có các bản vá mới.

Người dùng phải luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân, hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web.

Người dùng phải luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân, hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web.

Những nguy cơ từ Wi-fi không được bảo vệ

Bẻ mật khẩu Wifi:Những điểm truy cập không dây vẫn sử dụng giao thức bảo vệ cũ như WEP sẽ trở thành những mục tiêu đơn giản, vì mật khẩu này nổi tiếng là dễ bị bẻ khóa. Những điểm phát Wifi mời chúng ta đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội đang ngày một phổ biến, vì cách này cho phép các doanh nghiệp sử dụng thông tin nhân khẩu học như tuổi, giới tính, nghề nghiệp cho những nội dung và quảng cáo cá nhân của họ.

Nghe lén: Với việc không mã hóa, những người dùng Wifi đối mặt với nguy cơ bị thu thập hay chụp gói tin (packet sniffed) những cuộc trò chuyện, trao đổi thông tin riêng tư khi đăng nhập vào một mạng Wifi không được bảo vệ.

Điểm phát Wifi giả mạo: Tội phạm mạng có thể thiết lập một điểm truy cập giả mạo tại gần điểm phát mà người dùng đăng sử dụng, với cùng tên mạng Wifi (SSID), mời những khách hàng thiếu cảnh giác đăng nhập vào và chuyển mã độc vào máy họ. Thực tế, có thể bắt chước một điểm phát chỉ với một phần cứng giá rẻ, di động, đựng vừa ba-lô hay thậm chí là có thể gắn với thiết bị bay tự động (drone).

Gài phần mềm độc hại: Các công cụ hack phổ biến có thể dò quét những lỗ hổng của một mạng lưới Wifi và khách hàng tham gia vào một mạng Wifi không an toàn có thể bị nhiễm mã độc mà không hề hay biết. Một thủ đoạn phổ biến mà các tin tặc hay sử dụng là gài backdoor vào mạng lưới, cho phép họ có thể quay lại sau đó để lấy cắp những thông tin nhạy cảm.

Ăn cắp dữ liệu: Việc tham gia vào một mạng Wifi không an toàn đặt người dùng vào nguy cơ mất tài liệu có chứa các thông tin nhạy cảm. Ví dụ như trong môi trường bán lẻ, những kẻ tấn công tập trung vào việc ăn cắp những thông tin thanh toán, như số thẻ tín dụng, đặc tính khách hàng và địa chỉ thư.

Sử dụng bất hợp lý và bất hợp pháp: Khi cung cấp Wifi cho khách hàng, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều hình thức trao đổi thông tin nguy hại và bất hợp pháp. Những nội dung người nhạy cảm hay cực đoan có thể gây khó chịu cho những người dùng bên cạnh; và việc tải về trái phép những hình ảnh, đoạn phim đã được bảo vệ có thể khiến doanh nghiệp dính líu tới luật bản quyền.

Sự nguy hại từ người dùng bên cạnh:Số lượng người dùng mạng Wifi tăng lên có nghĩa là nguy cơ những khách hàng đã bị nhiễm độc từ trước tham gia vào mạng lưới cũng tăng lên. Tấn công qua điện thoại di động – như Stagefright của Android, có thể lan truyền từ khách này sang khách khác, dù nạn nhân đầu tiên có biết về mối nguy hại này hay không.

Lưu Thủy
Bình luận
vtcnews.vn