Hằng Nga, Thỏ Ngọc đã được tìm thấy trên cung trăng?

Kinh tếThứ Sáu, 29/11/2013 11:50:00 +07:00

Hằng Nga và Thỏ Ngọc cũng là chủ đề hot trong nhiều cuộc thảo luận, trên nhiều diễn đàn của những người yêu thích khoa học nghiên cứu vũ trụ toàn thế giới.

(VTC News)- Có vẻ như 44 năm trước, Aldrin và Neli đã tìm thấy Hằng Nga, Thỏ Ngọc trên cung trăng.


Theo tin đưa ngày 27/11 từ Los Angeles, sau khi Trung Quốc công bố con tàu thăm dò mặt trăng đầu tiên mang tên Thỏ Ngọc, một đoạn băng ghi lại “lời hứa” về việc đi tìm Hằng Nga, Thỏ Ngọc của phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng trên con tàu Apollo 11 nhanh chóng được lan truyền trong cộng đồng mạng.

Mô hình tàu thăm dò Mặt trăng mang tên Thỏ Ngọc 
Theo ghi chép về Apollo 11 trên website của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, ngày 20/7/1969, trước chuyến thám hiểm, ông Ronald Evans thuộc trung tâm chỉ huy mặt đất Houston nói với toàn bộ phi hành đoàn rằng, có người nhờ các bạn lưu ý giúp một cô gái đáng yêu, ôm trong lòng một chú thỏ nhỏ xinh.

Trong một truyền thuyết cổ xưa, cô gái Trung Quốc xinh đẹp có tên Hằng Nga đã sống trên đó 4000 năm rồi… Các bạn có thể tìm người bạn đồng hành của cô ấy… cũng dễ thôi… một chú thỏ… luôn ngồi cạnh gốc cây nguyệt quế. 
Ngay lập tức, phi hành gia Micheal Collins nhận lời, chúng tôi sẽ đặc biệt quan tâm đến cô gái ôm thỏ. Khi đó, Collins phụ trách mô-đun điều khiển có mã hiệu Colombia. Đồng hành cùng ông là Neli Amstrong, chỉ huy phi thuyền Apollo 11 và Buzz Aldrin đã sẵn sàng lên mô-đun mặt trăng có mã hiệu Eagle.
Nhà khoa học Mỹ Emily Lekodawala cho biết, đây thực sự là một giai thoại thú vị, đáng chia sẻ. Có vẻ như 44 năm trước, Aldrin và Neli đã tìm thấy Hằng Nga, Thỏ Ngọc trên cung trăng.
Rất nhiều nhà nghiên cứu Mỹ tỏ ra hứng thú với việc tàu thăm dò Thỏ Ngọc sẽ được tách ra khỏi tàu thăm dò không người lái Hằng Nga để bay vào Mặt trăng.

Hằng Nga và Thỏ Ngọc cũng là chủ đề hot trong nhiều cuộc thảo luận, trên nhiều diễn đàn của những người yêu thích khoa học nghiên cứu vũ trụ toàn thế giới.
Chuyên gia Micheal Ritchie thuộc Phân viện Los Angeles của Đại học California cho hay, họ rất kỳ vọng sự kiện Hằng Nga được đẩy lên Mặt trăng sẽ diễn ra như thế nào.
Hằng Nga 3 được cấu tạo gồm 2 mô-đun tiếp đất và quan trắc. Dự kiến, đầu tháng 12 tới, Hằng Nga 3 sẽ rời bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tây nam tỉnh Tứ Xuyên, với mục đích gửi Thỏ Ngọc bay đến đáp xuống bề mặt Mặt Trăng thực hiện nhiệm vụ quan sát với khoảng thời gian dự kiến là 3 tháng.




Phúc An 
Bình luận
vtcnews.vn