Hải quân VN: Tinh gọn, cơ động, linh hoạt

VideoThứ Tư, 22/02/2012 09:18:00 +07:00

Với chiến lược biển mới, lực lượng Hải quân Việt Nam đang từng bước xây dựng hải quân theo hướng tinh gọn, cơ động, linh hoạt cao, hỏa lực mạnh.

Với chiến lược biển mới, lực lượng Hải quân Việt Nam đang từng bước xây dựng hải quân theo hướng tinh gọn, cơ động, linh hoạt cao, hỏa lực mạnh.

Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bộ đội hải quân từng lập nhiều chiến công xuất sắc. Và ngày nay, Hải quân tiếp tục là nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc. Việc hiện đại hóa Hải quân là đáp ứng yêu cầu cao trong tác chiến hiện đại, bảo vệ chủ quyền, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Những năm gần đây, chính phủ và Bộ Quốc phòng đã ưu tiên đầu tư trang bị thêm nhiều tàu chiến tiên tiến, hỏa lực mạnh giúp hải quân hình thành khả năng tác chiến độc lập xa bờ. Ví dụ như các loại tàu tên lửa cỡ nhỏ project 1241.8 (phút 1,17), project 1241.1 (phút 1,33) và tàu hộ vệ Gepard 3.9.

Bên cạnh đó, hải quân vẫn tiếp tục duy trì hệ tàu cũ nhưng chiếm vai trò đáng kể trong việc đảm bảo chủ quyền lãnh hải tổ quốc.

Đáng chú ý nhất, đội tàu cao tốc tên lửa lớp Osa II (giây 22-34), loại tàu này ra đời từ những năm 1960 nên hệ thống điện tử thuộc về thế hệ cũ. Dù vậy, vũ khí của nó vẫn rất đáng gờm với 4 tên lửa hành trình đối hạm SS-N-2C (giây 37-44 và 54- phút 1,12) đủ khả năng đánh chìm chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần (hình ảnh SS-N-2C rời bệ Osa II – phút 2,04).

Ngoài ra, Hải quân Việt Nam còn có đội tàu phóng lôi đông đảo làm nhiệm vụ tuần tra ven biển, hộ tống tàu như lớp Shershen (giây 8), lớp Turya. Đối với nhiệm vụ chống ngầm, Hải quân Việt Nam duy trì tàu săn ngầm chủ lực lớp Petya (giây 10).

Để bảo vệ bờ biển, ngoài “ngôi sao” Bastion, Việt Nam còn có tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ tầm ngắn 4K51 Rubezh (phút 1,44), tầm xa 4K44 Redut (tiêu diệt mục tiêu ở cự ly gần 500km).


Loading the player ...

Clip sức mạnh Hải quân Việt Nam

Theo Quân đội nhân dân

Bình luận
vtcnews.vn