Hà Nội: Búa tạ đập đầu, cối đá đập tay

Phóng sự - Khám pháThứ Hai, 05/12/2011 06:23:00 +07:00

(VTC News) - Vài võ sinh thì đặt mấy viên gạch nung già trên đầu, rồi võ sinh khác vác búa sắt giương cao đập thẳng xuống khiến gạch vỡ thành bột.

(VTC News) - Vài võ sinh thì đặt mấy viên gạch nung già trên đầu, rồi võ sinh khác vác búa sắt giương cao đập thẳng xuống khiến gạch vỡ thành bột.

Mới đây, tại Nhà văn hóa phường Thượng Thanh (quận Long Biên, Hà Nội), đã diễn ra buổi biểu diễn khí công kinh dị của các môn sinh thuộc phái Nam Hồng Sơn.

Buổi biểu diễn đã thu hút sự theo dõi của hàng ngàn người dân trong vùng. Cứ mỗi màn biểu diễn, người dân lại hét toáng lên vì hoảng sợ.

Cuốn sắt quanh cổ. 

Các võ sinh đã để tay lên chồng ngói để võ sinh khác nâng chiếc cối đá nặng vài chục kg, ráng sức bình sinh giáng thẳng xuống tay mình. Ai cũng nghĩ cánh tay bằng xương thịt kia sẽ dập nát trước lực giáng hàng tạ của cối đá.

Vài võ sinh thì đặt mấy viên gạch nung già trên đầu, rồi võ sinh khác vác búa sắt giương cao đập thẳng xuống khiến gạch vỡ thành bột. Với người bình thường, có lẽ đã vỡ sọ.

Ráng sức bình sinh... 
Đập cối đá vào tay. 

Màn biểu diễn rợn tóc gáy nhất: một võ sinh nằm trên bàn chông với những mũi chông nhọn lởm chởm, để một chiếc xe máy kẹp 3 chạy vọt qua bụng. Nhìn màn biểu diễn ấy không ai không sởn da gà.

Nam Hồng Sơn là môn võ do võ sư Nguyễn Nguyên Tộ sáng lập dựa trên cơ sở kết hợp võ thuật Trung Hoa và võ thuật cổ truyền Việt Nam.

Cụ Tộ sinh năm 1895, tại làng Văn Hội xã Bạch Đằng (tỉnh Hà Tây cũ). Là con thứ 6 của cụ Nguyễn Khoát, thành phần gia đình thương gia.

Kê gạch lên đầu... 
Gạch vỡ, đầu thì không.  

Năm 1909, giặc Pháp đã cướp phá và lấy hết của cải của gia đình, cụ Khoát bị chúng đánh thập tử nhất sinh. Gia cảnh rơi vào nghèo khó.

Đau đớn trước hoàn cảnh đó, cụ Tộ đã quyết tâm đi học võ từ rất nhiều võ sư, trong đó có một số võ sư trong triều Nguyễn và một số võ sư người Trung Quốc phiêu bạt sang Việt Nam.

Sau nhiều năm học võ, nắm được tinh hoa của hai dòng võ Việt Nam và Trung Hoa, cụ đã kết hợp hai dòng võ để làm cho võ thuật phong phú thêm và đa dạng hơn, hiệu quả chiến đấu cao hơn. Cụ đã xây dựng một giáo trình riêng biệt để giành cho một môn phái mới ra đời. Môn phái này có tên là Nam Hồng Sơn.

Võ sinh nhí cũng chịu được búa tạ. 

Môn phái chính thức ra đời năm 1920. Các võ đường đã tồn tại đến năm 1945, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì tan rã. Trong thời gian đó, võ đường đã đào tạo ra nhiều võ sĩ lừng danh như Hắc Hổ, Bạch Hổ, Ba Đen…

Năm 1984 cụ Sáu Tộ đã qua đời. Trước khi mất cụ đã truyền lại ngôi trưởng môn phái Nam Hồng Sơn cho con trai cả là Nguyễn Văn Tỵ.

Xe kẹp 3 trèo lên người nằm trên bàn chông. 

Ông Tỵ đã ra sức khôi phục phái võ này và môn phái Nam Hồng Sơn đã khởi sắc. Môn phái phát triển với 14 võ đường, hoạt động ở Hà Nội.

Tại các kỳ hội diễn võ thuật cổ truyền, môn phái Nam Hồng Sơn có nhiều tiết mục đặc sắc, có chất lượng và giành được nhiều thứ hạng cao. Nhiều người kế tục môn phái đã trở thành võ sư, huấn luyện viên tài năng, đóng góp tích cực cho nền thể thao nước nhà.

Quân Lê


Bình luận
vtcnews.vn