Giấu tài sản: Nên bị tịch thu hoặc bị xử lý hình sự

Thời sựThứ Sáu, 09/11/2012 10:38:00 +07:00

(VTC News) - Đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý các cán bộ có tài sản không kê khai hoặc không giải trình được nguồn gốc bằng cách tịch thu hoặc xử hình sự.

(VTC News) - Đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý các cán bộ có tài sản không kê khai hoặc không giải trình được nguồn gốc bằng cách tịch thu hoặc xử lý trách nhiệm hình sự.

Sáng nay, đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Vấn đề được tập trung là mở rộng đối tượng kê khai tài sản, việc công khai kê khai tài sản và việc xử lý với các tài sản không kê khai hoặc không giải trình được nguồn gốc.

Bà Lê Thị Yến, tỉnh Phú Thọ là người đầu tiên phát biểu. Theo bà Yến, về lâu dài, mở rộng đối tượng kê khai tài sản là cần thiết để đảm bảo công bằng nhưng hiện nay phạm vi đối tượng như nêu trong luật hiện hành chúng ta vẫn chưa kiểm soát được, nếu mở rộng nữa càng không có hiệu quả.

Vì vậy, bà Yến đề nghị hiện nay chỉ nên kê khai thu nhập đến những người có nguy cơ dẫn đến tham nhũng như quy định trong dự thảo luật. Bà Yến cho rằng cái chính là làm sao nâng cao hiệu quả, bổ sung các biện pháp kiểm soát có tính khả thi, đặc biệt chú ý các chế tài xử lý vi phạm.


Về việc công khai kê khai tài sản tại nơi cư trú, đại biểu Nguyễn Viễn Nhiên, tỉnh Hải Phòng không đồng tình ông lý giải vì nhiều đối tượng xấu có thể có tác động không tốt.

Đại biểu Mã Điền Cư, tỉnh Quảng Ngãi thì cho rằng Luật phòng chống tham nhũng hiện hành chưa quy định về công khai về tài sản thu nhập chỉ công khai kết luật về sự minh bạch trong công kê thu nhập. Do đó những quy định này chỉ mang tính hình thức, kém hiệu quả và tính khả thi không cao, không kiểm soát được tài sản thu nhập cũng như không phát huy được tác dụng trong phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.

Tuy nhiên, ông Cư không tán thành với nhiều ý kiến của Ủy ban tư pháp cho rằng lấy cơ chế quản kiểm soát tài sản thu nhập với ngươi có chức vụ, quyền hạn, cán bộ công chức như hiện nay nếu không có mối quan hệ công tác thì người dân tại nơi cư trú chỉ thuần túy căn cứ vào bản kê khai tài sản thu nhập và giám sát phát hiện ra việc kê khai không trung thực và phát hiện tham nhũng là rất khó khả thi.

Ông Cư cũng chưa đồng tình với quy định công khai bản kê khai tài sản nơi cư trú cần có thời gian tổng kết rồi rút kinh nghiệm thực tiễn.“Thời gian qua, thực tế cuộc sống cho thấy những vụ tham nhũng không được phát hiện ở nơi làm việc mà chủ yếu từ phía nhân dân, giới báo chí”.

Ông Cư đề nghị công khai kê khai tài sản tại nơi cư trú vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng, cần có những quy đnh về quy trình công khai kê khai tài sản tại nơi cư trú thật chặt chẽ.

Đại biểu Nguyễn Văn Minh, tỉnh Bắc Cạn cũng đồng tình với việc công khai kê khai tài sản nơi cư trú, được sự giám sát của nhân dân và cử tri.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền, tỉnh Lâm Đồng phát biểu, cần kê khai cả tài sản của con cái thành niên. Theo ông Thuyền, tất nhiên các lãnh đạo có con cái trưởng thành, thành đạt nhưng cũng có nhiều cán bộ con cái giàu một cách khó hiểu. Ông Thuyền phân tích cần kê khai về tài sản của con tuổi thành niên của cán bộ để chứng minh các thành viên đó kinh doanh thế nào, thu nhập bao nhiêu, tại sao có tiền nhiều thế.

Ông Thuyền đề nghị cần có cơ chế thu hồi với các tài sản bất hợp pháp. Tiền bất hợp pháp nếu không giải trình được cần bị tịch thu. Ông Thuyền khẳng định nhiều nước đã làm được việc này. Nếu không làm được việc này thì kê khai không có ý nghĩa.

Đại biểu Thuyền cũng đồng tình với việc công khai kê khai tài sản ở cơ quan và nơi cư trú. Ông cho biết có người ngại tại nơi cư trú nhân dân không có điều kiện tham gia nhưng ông tin họ sẽ hiểu biết từ khi cán bộ nhậm chức tài sản thay đổi như thế nào.

Bảo Linh

Bình luận
vtcnews.vn