Người khiếm thị thành “cao thủ” chỉnh đàn piano

Giáo dụcThứ Hai, 12/07/2010 06:29:00 +07:00

(VTC News)- "Tôi phải giới hạn độ lệch trong 1/60 milimét và tôi làm tất cả điều này bằng cảm nhận của mình”.

(VTC News)- Vào ngày tôn vinh những người khuyết tật, Vương Anh Khả muốn làm thứ gì đó khác đôi chút. Là giám đốc Công ty chỉnh đàn piano Nhân Duy - một công ty của những người  khiếm thị chuyên chỉnh piano, Vương có ý tưởng miễn phí dịch vụ cho người khuyết tật.

"Chúng tôi không biết có bao nhiêu người khuyết tật cần tới loại hình dịch vụ này trong thành phố, nhưng đây là những gì chúng tôi muốn đóng góp cho cộng đồng”, Vương nói.

 Thầy khiếm thị Lí Nhân Duy dạy chỉnh đàn. (Ảnh Static)
Công ty của anh mang tên người thấy giáo là Lí Nhân Duy, 58 tuổi, được coi là “người chỉnh đàn piano khiếm thị đầu tiên ở Trung Quốc” mà báo chí địa phương đề cập. Là một thành viên cấp cao của Uỷ ban Thẩm định Chỉnh đàn Piano, Lí đã đào tạo hàng chục người khiếm thị giúp họ có được trình độ trung cấp tới cao cấp trong chuyên môn chỉnh đàn. "Một nửa trong số họ khá thành công”, Lí cho biết. Nói về chuyên môn, bậc thầy chỉnh đàn tâm sự: "Tôi phải giới hạn độ lệch trong 1/60 milimét và tôi làm tất cả điều này bằng cảm nhận của mình”.

Thầy Lí học chữ nổi tại trường Khiếm thị Bắc Kinh – nơi cha mẹ ông đưa ông đến sau khi buộc phải từ bỏ tháng ngày điều trị thị lực cho ông từ lúc Lí mới 9 tuổi. May mắn thay, sau khi tốt nghiệp, khả năng chơi trumpet đã giúp ông có một công việc tại một nhà hát Opera. "Tôi cảm thấy nếu tôi cố gắng hết mình trong chuyên môn, người khác có thể bỏ qua những phiền phức tôi gây ra như là phải giúp tôi chuyển bản nhạc sang chữ nổi. Và tôi yêu thích công việc này, vì âm nhạc là món quà vĩ đại nhất với chúng tôi, những người bề ngoài khó có thể đảm đương một công việc nghệ thuật. Đôi tai tôi có thể nghe chính xác độ cao thấp của âm thanh”, ông nói.

Ban nhạc hoạt động trong vòng tám năm, sau đó nhà hát giải tán. Nhưng thời gian làm việc cùng họ, đôi tai biết “chọn lựa” của cao nhân chỉnh đàn đã đưa ông tới một sự nghiệp mới mẻ. "Bạn bè tôi nói rằng, ở nước ngoài, có rất nhiều người khiếm thị có khả năng chỉnh đàn và sinh sống, hoạt động với nghề này. Tôi cảm thấy được truyền cảm hứng và đầy lòng quyết tâm phấn đấu”, ông kể lại. Nhưng sau đó, ông gặp khó khăn khi có quá ít cuốn sách chuyên môn để tham khảo, đặc biệt là với người khiếm thị.

Thầy Lí bắt đầu dùng đôi tay khám phá “88 phím, 220 dây, tổng cộng hơn 8.000 phần” của một cây đàn piano cũ rích han gỉ trong nhà hát, ông lần mò sáu cuốn băng ghi âm của các bạn giúp ông đọc một cuốn sách nói về chỉnh và sửa đàn dương cầm. "Tôi đã cố quan hệ và tìm kiếm sự giúp đỡ của những người chuyên nghiệp. Nhưng rốt cuộc không ai biết cách dạy một gã khiếm thị chỉnh đàn piano thế nào”, Lí nói.

Trên những kiến thức tự học, năm 1990, thầy Lí tham gia một khoá đào tạo giáo viên đặc biệt do Quỹ Carter và Hiệp hội Người Khuyết tật Trung Quốc tổ chức, và ông là người khiếm thị duy nhất tham gia khoá học. Trong lớp học 10 người, ông là một trong hai người duy nhất thực sự nắm vững kỹ thuật chỉnh đàn của phương Tây. Đây là kết quả của một ngày với hơn 12h tập luyện, chỉnh đàn, nghe các băng ghi âm. Thầy Lí còn nhận được nhiều lá thứ của các học sinh nhỏ tuổi trường khiếm thị. “Các em viết động viên tôi, muốn tôi hứa sẽ quay lại dạy các em”, ông kể. Một năm nỗ lực vất vả, cuối cùng, thầy đã hoàn thành công việc chỉnh một chiếc dương cầm trong vòng một giờ đồng hồ.

Trường Khiếm thị Bắc Kinh hăm hở đón thầy Lí trở về như một giáo sư chỉnh đàn piano trong khoa âm nhạc, vì thực sự là ngôi trường cần có một con đường hướng tới sự nghiệp với người khiếm thị. Số nhà máy có trách nhiệm cung cấp việc làm cho người khuyết tật ngày một ít hơn bởi thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. "Tốt nghiệp trường khiếm thị đồng nghĩa với việc phải tìm việc làm”, thầy Lí cho biết. Trước khi chỉnh đàn piano trở thành một chọn lựa, phần lớn người khiếm thị tốt nghiệp có rất ít sự cân nhắc, ngoài kỹ năng mát xa...

(Còn tiếp)

An Huy
dịch

Bình luận
vtcnews.vn