Gợi ý giải đề thi ĐH môn Văn học khối C

Giáo dụcThứ Sáu, 09/07/2010 04:40:00 +07:00

Mời bạn đọc xem đề thi và gợi ý làm bài thi môn Văn học, khối C dưới đây:

Mời bạn đọc xem đề thi và gợi ý làm bài thi môn Văn học, khối C dưới đây:

Gợi ý làm bài thi Đại học Khối C – môn Văn

 Câu 1: Những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

 I. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh rất độc đáo, đa dạng và rất thống nhất.

 II. Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính chiến đấu, đa dạng về bút pháp.

 Văn chính luận mà không khô khan, trái lại thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh sinh động. Giọng văn luôn luôn biến đổi theo cảm xúc, theo đối tượng, khi thì ôn tồn, tha thiết thấu lý đạt tình, khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.

III. Về truyện ký: được viết theo bút pháp trí tuệ, hiện đại, sáng tạo. Đặc biệt có giọng cười trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay.

IV. Thơ ca: thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.

- Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.

 - Những bài thơ nghệ thuật viết theo thẩm mĩ, trữ tình, hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển bằng tiếng Hán mang đặc điểm của thơ ca phương Đông với bút pháp vừa cổ điển vừa hiện đại, vừa chứa chan chất tình vừa lấp lánh chất thép thể hiện một tư tưởng vô cùng giản dị mà rất sâu sắc.

 Câu 2: Thói vô trách nhiệm của mỗi cá nhân

1.     Nêu hiện tượng: Thói vô trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội hiện nay

2.     Giải thích khái niệm?

- Vô trách nhiệm là thái độ không nhiệt tình, không quan tâm, làm không triệt để tới bất cứ một vấn đề gì đó thuộc phạm vi quản lí của bản thân.

- Thói vô trách nhiệm được ví với một loại axit vô hình, loại axit này không nhìn thấy được bằng mắt thường và như vậy, vô hình chung nó gây ra tổn thất khá nặng nề, ăn mòn cả xã hội mà chúng ta không hề hay biết.

3.     Những biểu hiện của thói vô trách nhiệm.

- Thờ ơ, không quan tâm tới công việc được giao, làm không triệt để, không đem lại kết quả tới cùng, làm nửa chừng, bỏ dở…

4.     Bình luận mở rộng: Hậu quả của thói vô trách nhiệm:

- Tạo ra những sản phẩm không hoàn thiện, tạo ra những nhân cách không hoàn hảo.

- Chất lượng công việc không cao.

5.     Liên hệ bản thân: Suy nghĩ, hành động để chống lại thói vô trách nhiệm:

- Làm việc có kế hoạch và hoàn thành theo đúng chỉ tiêu và thời gian.

- Lưu tâm tới tất cả những gì thuộc trách nhiệm sở hữu của bản thân.

 Câu 3a: Cảm nhận về hai đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ và Tràng giang

1. Cảm nhận chung:

- Giới thiệu nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

- Giới thiệu nhà thơ Huy Cận với bài Tràng giang

2. Đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ dạ:

- Nội dung: Khung cảnh bầu trời, sông nước, đêm trăng Vĩ Dạ, cảnh êm đềm phẳng lặng, thơ mộng nhưng mang nỗi sầu chia li và sự lo âu về sự muộn màng, dang dở.

- Nghệ thuật:

 Sử dụng chất liệu cổ điển, quen thuộc, cách sử dụng điệp từ, câu hỏi tu từ, phép đối và lối ngắt câu giữa dòng để nhấn mạnh ý

 3. Đoạn thơ trong bài: Tràng giang của Huy Cận:

 - Nội dung: Thiên nhiên buổi chiều tà kì vĩ, đẹp nhưng thấm đượm nỗi sầu nhân thế.

- Nghệ thuật: Sử dụng chất liệu quen thuộc trong thơ cổ nhưng lối diễn đạt có phần hiện đại.

4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ

- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn và đều được thể hiện bằng chất liệu cổ điển.

- Khác biệt:

+ Với phép đối xứng, điệp từ, đoạn thơ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” thể hiện nỗi buồn, lo âu về sự muộn màng, dang dở trong khát vọng tình yêu đôi lứa.

+ Với nghệ thuật tương phản và lối viết hiện đại, đoạn thơ trong bài “Tràng giang” của Huy Cận thể hiện nỗi niềm thương nhớ quê hương và tình yêu Tổ quốc.

Câu 3b: Cảm nhận đoạn văn trong bài Người lái đò Sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông.

1.     Cảm nhận chung:

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút “Người lái đò sông Đà”

- Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ ngọc Tường và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

2.     Đoạn văn trong bài “Người lái đò sông Đà”:

- Nội dung: Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng và gợi cảm của con sông Đà.

- Nghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ giàu màu sắc tạo hình, hình ảnh đặc sắc, khả năng so sánh, lien tưởng bất ngờ, biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, năng lực quan sát tưởng tượng đặc biệt.

3.     Đoạn văn trong bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

- Nội dung: Sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ mà dịu dàng kín đáo.

- Nghệ thuật: Nét bút giàu màu sắc hội họa, tinh tế cùng với cảm xúc đắm say tạo nên một dòng Hương gian hiền hòa, thơ mộng.

4.     Về sự tương đồng và khác biệt trong cách miêu tả hai đoạn văn:

- Tương đồng: Cả hai đoạn văn đều miêu tả về 2 dòng sông với vẻ đẹp dịu dàng, trữ tình đằm thắm, đa sắc màu và đều được miêu tả với một trí tưởng tượng, quan sát vô cùng phong phú với những ngôn từ được chau chuốt cẩn thân, tinh tế.

- Đoạn văn trong “Người lái đò sông Đà”: Vẻ đẹp của con sông Đà trong cách miêu tả của Nguyễn Tuân nghiêng nước nghiêng thành giống như một thiếu nữ Tây Bắc diễm lệ và vẻ đẹp đó được miêu tả theo nhiều góc nhìn.

 - Đoạn văn trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”: Vẻ đẹp của con sông Hương trong cách miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường dịu dàng như một cô gái Huế kín đáo, e lệ. Vẻ đẹp đó được miêu tả gắn liền với những di tích lịch sử.

 Theo Đất Việt

Bình luận
vtcnews.vn