Học sinh lớp 2 bị gãy chân trong trường: Giáo viên tiểu học Nam Trung Yên thông tin mới bất ngờ

Giáo dụcThứ Sáu, 17/02/2017 17:29:00 +07:00

Nhiều giáo viên trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội rất bức xúc và đã lên tiếng sự thật vụ việc học sinh lớp 2 ngã gãy xuơng đùi khi chơi trong sân trường.

Liên quan đến vụ việc cháu Trần Chí Kiên học sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội bị “ngã” gãy xương đùi, đang xôn xao dư luận.

Báo cáo của bà Tạ Thị Bích Ngọc – hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên cho rằng trước đó nhà trường phát phiếu khảo sát và 100% học sinh cũng như giáo viên của nhà trường cho biết không có ô tô nào đi vào trường trong thời gian cháu Kiên xảy ra tai nạn.

Sau đó, người lái xe taxi xuất hiện và cho biết ngày hôm cháu Kiên xảy ra tai nạn người này đã chở hiệu trưởng từ bệnh viện về.

Sự việc này khiến dư luận cho rằng bà Ngọc và các giáo viên trường Tiểu học Nam Trung Yên đã dối trá, bịa đặt.

tieu hoc nam trung yen

 Tiểu học Nam Trung Yên

Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận, một số giáo viên của trường Tiểu học Nam Trung Yên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với phóng viên để nói lên sự thật.

Chị Vũ Thị Mừng (giáo viên tiểu học Nam Trung Yên) nói: “Chúng tôi rất bức xúc, chúng tôi phải nói lên sự thật. Nếu các nhà báo vào được trường làm việc thì sẽ có rất nhiều giáo viên sẵn sàng đứng ra nói về vụ việc.”

Video: Học sinh bị gãy chân ở sân trường: Giáo viên tiểu học Nam Trung Yên nghẹn ngào kể sự thật

Trước đó, nhiều phóng viên đã đến trường để làm việc nhưng đều không thể vào trong, liên lạc với ban giám hiệu nhà trường thì tất cả thông báo đang không có mặt tại trường.

nam-trung-yen1

Các giáo viên trường Tiểu học Nam Trung Yên đứng ra nói lên "sự thật" vụ việc, mặc dù rất sợ bị trù dập. 

Cô Trần Thị Thu Nhung  - giáo viên chủ nhiệm lớp cháu Trần Chí Kiên cho biết: “Việc 100% giáo viên ký giấy khảo sát và cho rằng không có ô tô nào đi vào trường là không đúng.”

Theo cô Nhung, buổi lấy phiếu khảo sát cô không không được tham gia và một số giáo viên khác cũng không có mặt.

Cô Nhung giải thích vì không trông bán trú và một số giáo viên khác cũng vậy nên buổi khảo sát đó không có mặt ở trường.

"Như vậy, không thể nói là 100% giáo viên trường khẳng định không có xe ô tô đi vào trường", cô Nhung nói.

Cũng theo cô Nhung, việc lấy phiếu khảo sát cũng rất bất ngờ, nhà trường chỉ thông báo “đây là việc nhà trường làm phục vụ cho việc thanh tra tháng 3 của phòng GD-ĐT và lấy phiếu khảo sát học sinh về công tác an toàn, an ninh trường học.

Nội dung của phiếu khảo sát cũng chỉ xoay quanh vấn đề giáo viên có thường xuyên nhắc nhở học sinh an toàn khi vui chơi, học sinh chơi ở đâu? Chơi với ai? Có thấy ô tô vào trường trong giờ ra chơi hay không?”.

Video: Học sinh gãy chân trong sân trường: Hiệu trưởng và tài xế mỗi người nói một kiểu

Cô Nhung băn khoăn cho rằng vì là giáo viên chủ nhiệm nên đáng lẽ khi Kiên gặp tai nạn thì cô Nhung sẽ phải là người được thông báo đầu tiên. Tuy nhiên, cô Nhung lại là người được thông báo sự việc khá muộn.

“Xung quanh vụ việc này, bản thân tôi thấy rất bức xúc. Học sinh của tôi ngã gãy chân nhưng tôi lại là người biết cuối cùng. Khi học sinh bị ngã, đưa vào sơ cứu tôi ở ngay phòng hội đồng nhưng không ai tìm tôi.

Khi tôi đi xuống dưới thì thấy đúng học sinh của mình đang trên taxi cùng với cô ở phòng y tế và bác bảo vệ đưa đi viện. Trong báo cáo có ghi đồng chí Hòe giáo viên lớp 1A5 có báo lại ban giám hiệu là học sinh Trần Chí Kiên bị ngã.

Điều này không đúng sự thật vì đồng chí Hòe không phải là người báo cáo vì khi tôi biết học sinh của mình có chuyện, tôi xuống phòng giám hiệu thì cô Hòe mới đến và lúc đó mới biết sự việc", cô Nhung nói.

Video: Đã xác định được tài xế đâm xe vào học sinh lớp 2

Cô Nhung tiếp tục kể thêm: "Lúc ấy, ban giám hiệu còn nói với tôi: ‘Công tác chủ nhiệm làm kiểu gì mà để học sinh ra sân sau chơi rồi để học sinh lao vào xe ô tô như vậy. Xung quanh sự việc này không chỉ có tôi mà rất nhiều giáo viên trong trường bức xúc nhất là khi dư luận cho rằng giáo viên dối trá trong khi làm phiếu khảo sát”.

Theo lập luận của cô Nhung, thực tế, có nhiều giáo viên không biết sự việc cháu Kiên bị ngã. Và tại thời điểm xảy ra, họ không nhìn thấy ô tô đi vào trường nên họ tích vào ô không nhìn thấy chứ không khẳng định không có xe taxi vào trường.

"Hiện nay tôi được phân công tới dạy học cho em Kiên tại nhà. Em Kiên tiếp thu môn Toán cũng khá tốt nhưng các bài tập viết với em lại khó khăn hơn một chút”, cô Nhung thông tin.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tú (giáo viên tiểu học Nam Trung Yên) cũng bức xúc: “Về báo cáo thì có nhiều điểm không đúng sự thật, như về phiếu khảo sát giáo viên và học sinh.

Nó có mập mờ khi phát phiếu có nhiều giáo viên không biết sự việc của cháu Kiên.

Vào buổi trưa phát phiếu tôi cũng không trông bán trú nên không làm phiếu đó.

Việc nói 100% giáo viên không nhìn thấy ô tô là không đúng. Báo cáo nói như thế là đi ngược với lương tâm chúng tôi và các em học sinh.”

Đức Thuận
Bình luận
vtcnews.vn