Điểm sàn năm 2013 sẽ thấp hơn?

Giáo dụcThứ Tư, 23/01/2013 07:43:00 +07:00

(VTC News)- Năm 2013, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tìm cách xác định lại điểm sàn để phù hợp hơn với các trường công lập và ngoài công lập.

(VTC News)- Năm 2013, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tìm cách xác định lại điểm sàn để phù hợp hơn với các trường công lập và ngoài công lập.




Điểm sàn sẽ linh hoạt
Vấn đề xác định điểm sàn trong nhiều năm nay đã luôn nhận được những ý kiến chia sẻ của các đại biểu. Đa số ý kiến đều cho rằng  việc điểm sàn được xét như các năm qua chưa thực sự chuẩn xác.
Năm 2013,điểm sàn sđược xác định lại hợp lý hơn
Đại diện của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên cho rằng tuyển sinh bằng điểm sàn chung sẽ gây khó khăn cho các trường cấp tỉnh. Cùng một mức điểm, các em học sinh sẽ chọn các trường ở thành phố lớn để học chứ nhất định không chịu học tập tại quê hương.

Trong khi đó, nhiều đại biểu ở Thái Nguyên đều cho rằng điểm sàn là quá cứng nhắc, nên xét điểm sàn theo thứ bậc đào tạo của các trường khác nhau, trường công lập cần có điểm sàn khác trường ngoài công lập, các trường chất lượng cao cần có điểm sàn cao hơn.

 

Điểm sàn được Bộ GD – ĐT xác định trên nhiều thông số, nhưng dường như chỉ đúng về mặt lý thuyết còn khi áp dụng vào thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập

Thứ trưởng Bùi Văn Ga
 
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng điểm sàn được Bộ GD – ĐT xác định trên nhiều thông số, nhưng dường như chỉ đúng về mặt lý thuyết còn khi áp dụng vào thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập.

Vì vậy, dù trên thực tế còn rất nhiều thí sinh đạt trên điểm sàn nhưng thực tế các trường vẫn không có nguồn tuyển.


Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng cho biết sẽ nghiên cứu lại cách xác định điểm sàn, ví dụ như có thể xác định theo phổ điểm của từng môn và lấy trung bình chung của các môn thi.

Theo đó, Bộ GD – ĐT khẳng định điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH sắp tới sẽ được thí sinh, các trường công lập và ngoài công lập đều chấp nhận. Ví dụ, điểm sàn có thể xác định thấp hơn năm trước từ 0,5-1 điểm.


Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng khẳng định mỗi vùng miền đã có sự chênh lệch về điểm ưu tiên, vì vậy không cần điểm sàn riêng cho từng vùng.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng đồng thời đề nghị các trường có những sáng kiến để xác định điểm sàn có tính thuyết phục nhất có thể đưa ra để cùng thảo luận. Bộ cũng đang cố gắng ra đề thi cho phù hợp.

"Vấn đề xác định điểm xét tuyển nguyện vọng sau không nên thấp hơn nguyện vọng trước như đề nghị của một số trường, Bộ sẽ xem xét, trao đổi thêm" - Lời thứ trưởng Bùi Văn Ga.


Thí sinh được mang máy quay vào phòng thi

Từ kỳ thi tuyển sinh năm 2012, Bộ GD-ĐT đã cho phép học sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi để tăng cường sự giám sát của xã hội đối với công tác coi thi.

Tuy nhiên quy định này khiến lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ trong cả nước tỏ ra băn khoăn.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Sự việc Đồi Ngô nếu không phải học sinh thì ai sẽ phát hiện được?"
Ông Trần Hữu Nghị, hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng cho rằng thay vì việc cho thí sinh mang máy quay phim, ghi có thể sẽ làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh, Bộ GD – ĐT có thể trang bị camera trong tất cả các phòng thi, để kiểm soát tình hình thi cử.

Hiệu trưởng ĐH Sư Phạm Nghệ thuật trung ương cho rằng: “Tôi thấy có điểm tốt bởi khi thí sinh được quyền mang vào phòng thi thì giám thị, giám khảo sẽ rất nghiêm túc, không dám có bất cứ hành động nào sai trái. Nhưng vấn đề ở đây đó là không hiệu trưởng trường nào có đủ điều kiện để kiểm soát phương tiện đó không phát sóng được. Do đó, Bộ nên căn cứ vào điều kiện của từng trường để đưa ra quyết định”.

 

Sự việc Đồi Ngô nếu không phải học sinh thì ai sẽ phát hiện được?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
 
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, tại trường do không đủ khả năng để đánh giá chiếc máy ghi âm chỉ thu mà không phát nên đã thống nhất các thí sinh không cho mang vào phòng thi.

Trước những ý kiến trái chiều, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng các trường không nên phức tạp vấn đề này, bởi kỳ thi tuyển sinh năm 2012, đã có quy định này nhưng không có thí sinh nào mang máy quay phim, máy ghi âm vào phòng thi.

“Quy định này của Bộ hướng tới tâm lý người làm công tác tuyển sinh phải nghiêm túc hơn và xã hội cũng có thể quản lý vấn đề này” - Thứ trưởng Bùi Văn Ga lý giải.

Nhấn mạnh vào vấn đề còn đang gây nhiều tranh cãi, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, đây không phải sáng kiến của Bộ mà là vấn đề của thực tiễn phát sinh.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thẳng thắn thừa nhận: “Việc cách ly khu vực sẽ là rất tốt nếu các lực lượng của chúng ta như giám thị, thanh tra, lực lượng công an thực sự trung thực, nghiêm túc. Nhưng sẽ là nối giáo cho giặc nếu nội bộ chúng ta có kẻ vi phạm. Sự việc Đồi Ngô nếu không phải học sinh thì ai sẽ phát hiện được?".

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, chúng ta không bắt buộc học sinh mang thiết bị vào và thực tế phần lớn các cháu sẽ không mang vào phòng thi những thiết bị này; nhưng nếu học sinh nào không bằng lòng với hiện tượng tiêu cực trong giáo dục thì chúng ta phải sẵn sàng đón nhận. Điều đó buộc các lực lượng tham gia kỳ thi phải thực hiện nghiêm túc.

Phạm Thịnh

Bình luận
vtcnews.vn