Gần 60 tuổi uống nước giếng ở Đường Lâm nên… có sữa?

Phóng sự - Khám pháThứ Hai, 23/07/2012 05:23:00 +07:00

Người đàn bà đã gần 60 tuổi nhưng khi uống nước giếng vẫn có sữa! Bà Thóc sửng sốt vì lần đầu tiên chứng kiến sự việc lạ này.

Người đàn bà đã gần 60 tuổi nhưng khi uống nước giếng vẫn có sữa! Bà Thóc sửng sốt vì lần đầu tiên chứng kiến sự việc lạ này.

Uống nước Giếng Sữa nên có sữa

Đó là câu chuyện lạ mà cụ Dương Thị Thóc kể về hoàn cảnh “khóc dở mếu dở” của người phụ nữ tên Thao, quê Phúc Thọ (Hà Nội). Vào khoảng tháng 7/2011, khi chị Thao ghé qua nhà cụ Từ Thóc để hỏi thăm đường đến nhà một “cô đồng” gần đó.

Thấy chai nước trong vắt để trên mặt bàn, chị liền xin cụ Thóc để uống lúc đi đường. Trước đó, chị Thao đã biết được sự tích về Giếng Sữa (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) của làng nhưng không nghĩ đó là sự thật. Chị luôn nghĩ đó chỉ là truyền thuyết.

Người dân luôn coi Giếng Sữa là nguồn nét tâm linh của làng 

Đến nhà “cô đồng”, khi làm lễ xong, thấy “thầy” khát nước chị cũng “vô tư” mời uống. Lạ thay khi về nhà, chỉ sau một ngày, ngực chị Thao tự nhiên căng mọng sữa. Và điều làm chị hoảng hốt hơn cả là khi chị sờ vào thì nguồn sữa cứ thế chảy ra không kiểm soát được.
Động vật cũng "gọi" được sữa về
Theo những người dân làng Cam Lâm, thời gian gần đây, Giếng Sữa lại “linh ứng” với dân địa phương. Đó là việc những bà mẹ làng Cam Lâm mất sữa đến giếng xin nước về nấu cháo thì ngay ngày hôm sau đã có sữa bình thường. Từ đó cứ mùng Một, ngày Rằm, người dân trong làng đua nhau đến miếu thắp hương cầu an cho gia đình. Các cháu cũng được khỏe mạnh nhờ phước của mẹ. Cũng theo lời kể của người dân trong làng thì cả trâu, bò, lợn bị mất sữa, người dân đến đây xin nước về cho uống thì chúng đều có sữa trở lại sau một ngày.

Chị Thao vừa ngạc nhiên, vừa lo sợ vì con đã lớn rồi mà ngực lại ra sữa. Tuy nhiên, người đàn bà này còn bàng hoàng hơn khi nhận được tin “cô đồng” đã 59 tuổi uống nước Giếng Sữa cũng đang có hiện tượng đau cứng ở hai ngực và khi động vào thì nguồn sữa ra không ngừng.

Xấu hổ, lo lắng, “cô đồng” hỏi chị Thao nguồn gốc của chai nước. Bà “ngã ngửa” khi biết đó chính là nguồn nước từ Giếng Sữa ở làng mình. Nhưng vì e ngại nên “cô đồng” không dám kể cho ai mà chỉ biết tâm sự lại với bà Thóc, chủ nhân của chai nước đó.

Về phần chị Thao, quá lo lắng, chị đành “cầu cứu” cụ Từ mong có cách kìm sữa lại cho chị và “cô đồng”. Khi nghe câu chuyện lạ từ chị, cụ Từ cũng tỏ ra kinh ngạc. Bởi vì, từ trước tới nay chỉ có các bà mẹ mất sữa đến xin nước để “hồi sữa” chứ làm sao phụ nữ mãn kinh lâu năm mà vẫn có sữa lại.

Lúc ấy, bà Thóc cũng không biết làm gì vì chưa chứng kiến hiện tượng này bao giờ. Rồi theo kinh nghiệm dân gian, cụ Từ mách nước cho chị Thao lấy lá dâu xoa đều vào vùng ngực.

Nói chuyện với PV, cụ Từ giảng giải: “Theo kinh nghiệm của các cụ xưa thì phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chẳng may vướng phải lá dâu thì sẽ bị tắc, hoặc mất sữa ngay. Chính vì thế tôi truyền lại cho chị Thao. Quả nhiên, 3 hôm sau, chị Thao và “cô đồng” không thấy sữa ra nữa”.

Theo thời gian, huyền thoại về giếng sữa bay khỏi lũy tre làng của xã, huyện. Thỉnh thoảng vẫn có người đến xin sữa và rất hiệu nghiệm. Nhưng lạ thay, người dân quanh làng cũng đến giếng xin sữa lại không được.

Người dân truyền tai nhau rằng, người dân bản địa đã được mẹ che chở và bao bọc bằng dòng sữa mẹ nhiều năm rồi. Nay mẹ muốn chia sẻ dòng sữa của mình đến những đứa trẻ khát sữa khác.

Bất cứ ai đến xin nước người dân làng đều rất nhiệt tình hướng dẫn đường đi và cách xin. Thường lễ vật là tùy tâm, người xin nước đến miếu thờ cúng và phần lộc thuộc về con cháu trong làng.

Ai đi ngang qua thấy có lễ thì xin giếng mẹ và tự “hạ lộc”. Và đó chính là lộc của mẹ muốn ban phát cho các con của mình. Suy đoán là vậy nhưng chưa một ai lí giải được sự khó hiểu đó.

Chỉ chữa được “bệnh tâm lý”


Theo tìm hiểu của PV, rất đông người ngoại tỉnh cũng đổ đến đây xin sữa. “Có ngày, Giếng Sữa đón cả chục người đến đặt lễ để xin sữa. Sau khi xin sữa được ba ngày, những người này quay trở lại lễ tạ với gương mặt vui vẻ, hạnh phúc. Vừa mới hôm qua, có cặp vợ chồng từ Hà Nội lên làm lễ tạ vì đã “gọi” được sữa về”, một người phụ nữ bán hàng cạnh rặng duối cổ thụ chia sẻ với PV.

Với người dân thôn Cam Lâm, Giếng Sữa là niềm tự hào của họ. Thế nhưng, không ai có thể lý giải được tại sao nước trong Giếng Sữa không bao giờ cạn, luôn trong vắt và có tác dụng “gọi” sữa về cho những người mẹ không có sữa.

Giếng Sữa được làm từ ba tầng đá ong 

Dưới góc độ một người chuyên nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa Phương Đông, ông Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh, giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết: Thiên nhiên rất kỳ bí, đặc biệt là những chuyện bắt nguồn từ lòng đất. Chuyện về những giếng nước không bao giờ cạn nước (kể cả trong mùa khô) không phải là hiếm. Tôi từng gặp và biết rất nhiều giếng nằm trên triền đồi cao nhưng nước vẫn tự phun lên hoặc nước luôn cao tương đương thành giếng. Ngay trong khu đất đằng sau gia đình tôi cũng có một cái giếng tự phun nước dù nằm trên sườn đồi cao.

Cùng quan điểm, nhà phong thủy Nguyễn Văn Ngọc (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, cái gì được tạo ra và tồn tại đến ngày nay đều có lý do riêng mà đôi khi con người chưa thể lý giải được. Về khoa học, có thể lý giải mạch nước cũng như mạch máu trong cơ thể con người. Khi một chỗ nào bị mất máu, máu ở các chỗ khác sẽ truyền đến lấp đầy và mạch nước ở Giếng Sữa cũng vậy.
Theo ông Ngọc, nước ở Giếng Sữa được hình thành trên “long mạch”, rất tốt cho sức khỏe. Nhất là những người đang có vấn đề về tâm lý. Bởi những người đến đây xin sữa đang ở trạng thái “khủng hoảng” vì lo lắng làm sao có sữa để nuôi con.

Đến Đường Lâm, họ được người dân khẳng định có nhiều trường hợp xin được sữa về, quay trở lại lễ tạ nên càng tin tưởng sẽ được sữa. Đây cũng là một kiểu chữa bệnh theo tâm lý.

Về đây, có thể hợp phong thủy nên cầu được ước thấy. Cũng giống như câu chuyện về những cặp vợ chồng cưới nhau đã lâu nhưng chưa có con (khả năng có con của cả hai đều bình thường). Sau khi đi cầu khấn ở các nơi, thay đổi không khí, phong thủy là có con.
Không loại trừ khả năng trùng hợp
Theo ông Tĩnh, việc Giếng Sữa không bao giờ cạn nước có thể do giếng được đào trúng mạch nước ngầm. Còn chuyện uống nước ở Giếng Sữa vào là có sữa là phụ thuộc vào tâm lý, ý muốn chủ quan của người dân. Theo đó, người đi xin sữa khi đến nơi đây được thay đổi không khí, cảm thấy tinh thần dễ chịu, thoải mái. Bên cạnh đó, có thể nước trong Giếng Sữa chứa một số thành phần có tác dụng hỗ trợ cho việc sản sinh sữa ở những người phụ nữ mới sinh…Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ có sự trùng hợp ở đây.

TheoNgười đưa tin
Bình luận
vtcnews.vn