Dùng bông ngoáy tai có thể gây bệnh

Sức khỏeThứ Hai, 22/09/2014 07:05:00 +07:00

(VTC News) - Thói quen sử dụng tăm bông để làm sạch tai tưởng là tốt, thế nhưng, trong thực tế, điều này không như vậy.

(VTC News) - Thói quen sử dụng tăm bông để làm sạch tai tưởng là tốt, thế nhưng, trong thực tế, điều này không như vậy.  

Không giống như hầu hết các bộ phận khác trên cơ thể đều cần được làm sạch, tai là một cơ quan có khả năng tự làm sạch. Các bác s đã xác nhận một sự thật là bạn không nên cho những vật nhỏ vào tai như móc chìa khóa, chân tóc, kẹp giấy, bút mực, bút chì.

Đây đều là những thứ có thể làm tổn thương nghiêm trọng cho đôi tai của bạn. 
Tai có khả năng tự làm sạch. (Ảnh minh họa)

Nhiều người thường sử dụng bông ngoáy tai để làm sạch ráy tai và loại bỏ các bụi bẩn trong lỗ tai. Tuy nhiên, lớp ráy tai này là hoàn toàn lành mạnh. Chúng bao bọc và bảo vệ tai khỏi bụi bẩn. Chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn, giúp ngăn ngừa chứng viêm nhiễm tai, giúp nước trượt ra khỏi tai dễ dàng hơn.

Ráy tai là chất tiết tự nhiên từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn lẫn với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành. Theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, cuốn theo nhiều mầm bệnh và tế bào da chết ra khỏi tai. Mỗi khi bạn tắm, nước tắm sẽ đẩy lớp ráy tai ra ngoài tai chút một, giúp nó đi ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. 

Trong thực tế, thậm chí khi nói chuyện, nhai thức ăn, vận động hay hay di chuyển đều là những cách nới lỏng ráy tai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người có quá nhiều ráy tai có thể bị ảnh hưởng đến thính giác và gây đau đớn. Điều này có thể dễ dàng giải quyết bằng việc gặp bác sĩ chuyên tai mũi họng để lấy lớp ráy tai nhanh chóng, thuận tiện và không đau.
 
Bông làm hỏng đôi tai của bạn

Mỗi khi bạn đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ đưa thêm nhiều vi trùng mới vào tai mà cũng đẩy một số ráy tai trở lại tai bạn. Đây là lượng ráy tai cũ đang trên đường ra khỏi tai. Việc vô tình đẩy nó trở lại trong tai có nghĩa là bạn đã đưa tất cả các bụi bẩn và vi khuẩn bị mắc kẹt trong đó ngược trở về tai bạn. 

Tồi tệ hơn là một lớp màng mỏng ở phần cuối của ống tai, hay còn gọi là màng nhĩ sẽ bị tổn thương lớn. Khi bạn cố gắng đưa lớp ráy tai ra ngoài, bạn có thể vô tình đâm vào màng nhĩ và làm thủng nó.

Bạn nên nhớ, màng nhĩ có thể bị thủng với cả những áp lực nhỏ của một que tăm bông. Màng nhĩ bị tổn thương sẽ gây nhiều đau đớn và thậm chí là gây điếc. Bạn sẽ mất một thời gian khá dài và trải qua nhiều đau đớn để lớp màng nhĩ bị vỡ có thể lành lại. Do vậy, bạn nên cẩn thận khi sử dụng tăm bông để ngoáy tai nhé!

HT theo HMU
Bình luận
vtcnews.vn