Đưa vũ khí ra Biển Đông, Trung Quốc 'già miệng' bao biện loanh quanh

Thế giớiThứ Sáu, 26/02/2016 05:01:00 +07:00

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/2 lên tiếng bao biện rằng nước này cần đưa vũ khí ra Biển Đông để tự vệ trước nguy cơ quân sự hóa của Mỹ.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 25/2 lên tiếng bao biện rằng nước này cần đưa vũ khí ra Biển Đông để tự vệ trước nguy cơ quân sự hóa của Mỹ.

Trong tuyên bố cùng ngày, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cảnh báo sẽ đưa bất kỳ vũ khí, trang thiết bị gì mà mình muốn đến khu vực thuộc lãnh thổ của mình [Trung Quốc đã ngang nhiên ra yêu sách chủ quyền đối với hầu khắp Biển Đông dù không đưa ra được bất kỳ bằng chứng thuyết phục gì để chứng minh điều này- ND].
Hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc điều đến đảo đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam
Hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc điều đến đảo đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam 
Trước đó, Mỹ và Trung Quốc đã “lời qua tiếng lại” về những hành động trong tuần qua của Trung Quốc, bao gồm việc điều hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9, máy bay chiến đấu đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa [mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp của Việt Nam- ND] cũng như triển khai xây dựng trạm radar tần số cao tại bãi Châu Viên mà Trung Quốc cải tạo trái phép ở Trường Sa.

Trong khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang cố tình quân sự hóa những khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông thì Trung Quốc lại bày tỏ giận dữ trước những cuộc tuần tra của Mỹ trong khu vực với lý do “đảm bảo tự do hàng hải và hàng không”.

Những cuộc tuần tra này bao gồm việc Mỹ đưa máy bay ném bom tầm xa chiến lược B-52 vào tháng 11/2015 và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur áp sát các đảo nhân tạo [mà Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông- ND] vào tháng 1 vừa qua.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân ngang nhiên tuyên bố: “Chính Mỹ mới là kẻ cổ vũ việc quân sự hóa tình hình Biển Đông”.

Ông Dương Vũ Quân lên tiếng bao biện: “Việc Trung Quốc xây dựng các công trình quân sự trên các bãi đá [mà Trung Quốc cải tạo phi pháp thành các đảo nhân tạo- ND] và các đảo ở Biển Đông là thực sự cần thiết”.

Thậm chí, ông Dương Vũ Quân còn không ngần ngại nhận vơ rằng: “Quần đảo Hoàng Sa [thuộc chủ quyền của Việt Nam- ND] là một phần lãnh thổ của Trung Quốc- [dù không hề có bằng chứng cụ thể nào cho thấy điều này- ND].

Dựa trên những lý lẽ rất khiên cưỡng ở trên, ông Dương Vũ Quân được thể khẳng định: “Trung Quốc có toàn quyền điều các trang thiết bị vũ khí và xây dựng các công trình quân sự trên lãnh thổ của mình dù là trong quá khứ hay hiện tại dù là tạm thời hay vĩnh viễn”.

Thậm chí, ông Dương Vũ Quân còn lớn tiếng cáo buộc rằng cộng đồng quốc tế “đã bị dối lừa” bởi truyền thông Mỹ về những trang thiết bị quân sự và vũ khí mà Trung Quốc đưa ra Biển Đông.

“Lúc thì hệ thống phòng thủ tên lửa, sau đó là trạm radar rồi đến một loạt các loại máy bay khác nhau- ai biết được ngày mai họ sẽ “bịa ra” loại vũ khí gì nữa”, ông Dương Vũ Quân nói tiếp.

Không những vậy, ông Dương Vũ Quân còn cho rằng, chính nhiều người Mỹ [dù ông không nói được là ai- ND] cũng cho rằng những loại vũ khí này từng được đưa ra Biển Đông từ trước.

Trong tuần này, cùng thời điểm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có chuyến công du đến Mỹ, Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho biết, Mỹ muốn thúc đẩy các cuộc tuần tra để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách thống trị về mặt quân sự ở Đông Á.

Đáp lại, ông Dương Vũ Quân cáo buộc Mỹ “đang áp đặt tiêu chuẩn kép” và lên tiếng cho rằng, tại sao các cuộc tuần tra của Mỹ ở Biển Đông lại không được coi là hành động quân sự hóa.

Trước những nhận định rằng, Trung Quốc có thể thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông giống như những gì nước này đã làm ở biển Hoa Đông cuối năm 2013, ông Dương Vũ Quân nhắc lại quan điểm sai trái mà Bộ Quốc phòng Trung Quốc từng đưa ra trước đây rằng “điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc nước này phải đối mặt với những thách thức gì trên không trong khu vực”.

“Có rất nhiều yếu tố mà chúng tôi cần cân nhắc trong việc này”, ông Dương Vũ Quân nói mà không nêu cụ thể những yếu tố này.

Nguồn: VOV
Bình luận
vtcnews.vn