Dự án “Laser bay” của Nga liệu có khả thi?

Tổng hợpThứ Hai, 23/08/2010 06:10:00 +07:00

(VTC News) – Không chỉ có Mỹ mà hiện nay Nga cũng đang triển khai nghiên cứu, thiết kế thử nghiệm hệ thống vũ khí laser trên máy bay vận tải hạng nặng Yl-76.

(VTC News) – Không chỉ có Mỹ mà hiện nay Nga cũng đang triển khai nghiên cứu, thiết kế thử nghiệm hệ thống vũ khí laser trên máy bay để tiêu diệt các phương tiện bay trinh sát hiện đại của đối phương.

 

Nga cũng phát triển vũ khí "laser bay" trên máy bay vận tải quân sự hạng nặng Yl-76. (Ảnh minh hoạ)

Vũ khí laser của Nga được nghiên cứu để ứng dụng trên máy bay vận tải quân sự Yl-76 nhằm tiêu diệt các phương tiện trinh sát của đối phương trong khoảng không vũ trụ, trên không, mặt đất và trên mặt nước.

 

Tổ hợp laser hàng không của Nga được bắt đầu triển khai nghiên cứu, chế tạo vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước.

Khi đó, các chuyên gia Nga đã đưa ra kết luận rằng, nếu chiếu tia laser vào các phương tiện trinh sát điện tử của đối phương thì nhất định phương tiện đó sẽ bị phá hủy, đặc biệt là ở trên không thì hiệu quả càng cao. Do vậy, Nga đã quyết định trang bị tổ hợp laser hàng không này cho máy bay vận tải quân sự Yl-76.

 

Máy bay vận tải quân sự hạng nặng Yl-76 của Không quân Nga. 

Lần đầu tiên Yl-76 mang theo tổ hợp laser hàng không cất cánh là vào năm 1981, đến tháng 4/1984 thì tổ hợp vũ khí này bắt đầu tấn công vào các mục tiêu trên không từ Yl-76.

Tuy nhiên, đến năm 1990 Nga đành phải từ bỏ chương trình này vì tiêu tốn quá nhiều ngân sách.

 

Hiện nay, khi điều kiện kinh tế cho phép Nga lại trở lại dự án tổ hợp laser bay hàng không này, song Tổng Biên tập tờ tạp chí “Phòng thủ quốc gia” Igor Korotchenko lại cho rằng, dự án này chưa chắc đã được ứng dụng trên thực tế vì nó có thể làm thâm hụt nghiêm trọng, thậm chí là kiệt quệ nguồn ngân sách của Nga.

 

Nhiều chuyên gia quân sự của Nga cho rằng nên hoàn thiện tên lửa đạn đạo hơn là nghiên cứu vũ khí laser hàng không. 

Hơn nữa, khi nghiên cứu loại vũ khí này, Nga phải tính đến khả năng phạm vi ứng dụng hiệu quả của vũ khí laser khi nó bay vào không phận của quốc gia khác, đặc biệt là với các cường quốc quân sự như Mỹ vì khi đó, tên lửa đạn đạo của đối phương sẽ tiêu diệt bất cứ một máy bay lạ nào xuất hiện trong không phận của họ ngay từ lần phóng đầu tiên.

 

Ngay cả các chuyên gia của Nga cũng phải thừa nhận rằng, kinh phí chi cho dự án nghiên cứu, thiết kế vũ khí laser hàng không không mang lại lợi ích gì, đồng thời cũng không góp phần tăng cường khả năng phòng thủ đất nước. Đây gần như là một cuộc chạy đua ý tưởng hơn là một cuộc chạy đua vũ trang trên thực tế.

 

Vũ khí laser có thể tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu ở tốc độ ánh sáng trong phạm vi 100 km. 

Ông Korotchenko nhấn mạnh, để có thể thực thi dự án tổ hợp laser hàng không này cần phải đủ hai yếu tố mà hiện nay Nga vẫn chưa có, đó là tiềm năng công nghệ kỹ thuật tương ứng và nguồn tài chính khổng lồ. Xét trên hai khía cạnh này thì hiện nay chỉ có Mỹ mới đủ khả năng triển khai và thực thi dự án siêu đắt đỏ này.

 

Tuy nhiên, cũng không ít chuyên gia cho rằng, nghiên cứu, thiết kế tổ hợp laser hàng không là cách để Nga chứng tỏ khả năng và uy tín của mình trước cộng đồng quốc tế, đồng thời cũng là cách để Nga thúc đẩy các nghiên cứu trong nước phát triển.

 

Thiết bị bay vũ trụ không người lái X-37B của Mỹ. 
 

Đa số các chuyên gia quân sự đều cho rằng, một trong những lĩnh vực mà Nga nên ưu tiên chú trọng đó là hoàn thiện tên lửa đạn đạo.

Nếu loại tên lửa này khi bắt đầu phóng và trong quá trình bay có thể chịu đựng được sự tác động trực tiếp của bức xạ laser thì đó mới là cái mà Nga nên chuyên tâm nghiên cứu và rót kinh phí.

 

Khác với Nga, Mỹ coi vũ khí laser mới đích thực là vũ khí hiện đại cho tương lai. 

Khác với Nga, Mỹ lại cho rằng, vũ khí laser mới đích thực là vũ khí siêu hiện đại cho tương lai vì nó có khả năng tấn công đồng thời vào một vài mục tiêu khác nhau ở tốc độ ánh sáng trong phạm vi 100 km, hơn nữa đây còn là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ.

 

Vào tháng 8/2009 lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí laser trên máy bay chiến đấu. Khi đó, các thiết bị cảm biến hồng ngoại của hệ thống laser đã phát hiện ra mục tiêu giả định, theo dõi và đưa ra phương pháp đánh chặn hiệu quả nhất để tiêu diệt mục tiêu.

 

Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu X-37B từ 11 năm trước trong khuôn khổ chương trình của NASA. 

Vào tháng 2 năm nay, vũ khí laser trang bị trên máy bay Boeing-747-400F đã thử nghiệm thành công khi tiêu diệt được cả tên lửa đạn đạo. Nhờ sự hỗ trợ của các sensor cảm biến mà chỉ trong một vài giây đã phát hiện ra tên lửa, sau đó là chỉ thị cho hệ thống laser mang năng lượng thấp theo dõi mục tiêu.

 

Vũ khí laser trên máy bay Boeing-747-400F của Mỹ tiêu diệt tên lửa đạn đạo. 

Cuối cùng là phóng tia laser siêu công suất để đốt cháy tên lửa đến nhiệt độ tới hạn và phá hủy kết cấu tên lửa. Tất cả quá trình kể từ khi phát hiện mục tiêu cho đến khi tiêu diệt chúng chỉ mất khoảng 2 phút.

 

Vào mùa xuân vừa qua Mỹ đã thử nghiệm một loại vũ khí laser mới trên vũ trụ, đến tháng 4 Mỹ lại tiếp tục phóng thiết bị vũ trụ X-37B lên quỹ đạo.

Trong khi có nhiều nguồn tin cho rằng, đó là một loại phương tiện tấn công thì Lầu Năm Góc lại bác bỏ cho rằng, “thiết bị bay vũ trụ không người lái” của họ chỉ có điểm nào nó gần giống với vũ khí tấn công thôi.

 

Mỹ thử nghiệm tổ hợp laser bay hàng không X-37B trên vũ trụ. 

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo News)
Bình luận
vtcnews.vn