Điều kỳ lạ xảy ra với tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa

Thế giớiThứ Tư, 22/05/2013 08:44:00 +07:00

(VTC News) – Những điều kỳ lạ đang liên tiếp xảy ra với tàu cá Trung Quốc đang xâm phạm Trường Sa của Việt Nam đánh bắt cá trái phép.

(VTC News) – Những điều kỳ lạ đang liên tiếp xảy ra với tàu cá Trung Quốc đang xâm phạm Trường Sa của Việt Nam đánh bắt cá trái phép.

Báo chí nước này những ngày qua đưa tin khá yếu ớt về đội tàu cá, thay vì việc nói về kết quả đánh bắt, nhiều bức ảnh về phong cảnh trên biển và chuyện ăn uống của ngư dân được nêu trên mặt báo.

tàu cá trung quốc
Tàu cá Trung Quốc gặp vòi rồng ở Biển Đông 

Hôm 21/5, báo mạng Hải Nam thừa nhận kết quả chuyến đánh bắt (trái phép) ở Trường Sa (của Việt Nam) thấp hơn nhiều so với dự kiến. Cũng giống năm ngoái, truyền thông Trung Quốc rầm rộ đưa tin đội tàu cá ‘được tổ chức quy mô, khoa học’ ra đánh cá ở Trường Sa.

Nhưng thêm một lần nữa, chuyến đi này được nói là ‘để tíchlũy kinh nghiệm’ cho những lần đánh bắt xa bờ vì ngư dân Trung Quốc vẫn không biết luồng lạch và tỏ ra lúng túng khi đánh bắt.

Năm nay, đội tàu cá 32 chiếc có kèm tàu tiếp tế, tàu vận chuyển và thêm cả chiếc Ngư chính 311 để diễu võ dương oai. Thay vì dùng đèn vài lưới đánh bắt để rồi trắng tay trở về như năm 2012, đội tàu cá Trung Quốc lầnnày dùng cách giăng câu.

Tuy nhiên, cả đội tàu cá cũng chỉ thi thoảng câu được cá ngừ, và con lớn nhất cho đến hiện tại nặng hơn 130kg.

tàu cá trung quốc
Con cá lớn nhất mà ngư dân Trung Quốc câu được 

Báo mạng Hải Nam cũng thừa nhận đội tàu cá hôm 17/5 gặp phải vòi rồng trên biển và buộc phải chạy đi lánh nạn. Trong khi đó, từng tốp thuyền câu được thả xuống biển câu cá vẫn không cho thấy hiệu quả.

Mạng Tin tức Trung Quốc cho hay đây là đội tàu đánh cá quy mô lớn nhất của Trung Quốc đến hoạt động tại ngư trường Trường Sa từ đầu năm 2013 đến nay.

ngư dân trung quốc
Đội tàu cá Trung Quốc liên tiếp gặp thời tiết xấu 

Theo nguồn tin, số tàu trên đều là tàu đánh cá cỡ lớn từ hơn 100 tấn trở lên, được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin liên lạc với đất liền 24/24 giờ, trong đó có một tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp trọng tải 4.000 tấn và một tàu vận tải trọng tải 1.500 tấn làm nhiệm vụ bảo đảm vật tư thiết yếu như dầu, nước ngọt, đá cây, thực phẩm; quản lý an toàn hoạt động sản xuất và hỗ trợ xử lý khẩn cấp cho đội tàu.

Được biết, thời gian hoạt động của đội tàu này sẽ kéo dài trong khoảng 40 ngày.

Trả lời phỏng vấn VTC News, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ cho rằng Trung Quốc xua tàu Ngư chính ra Biển Đông chỉ càng cho thấy nước này đuối lý và sai trái khi đòi hỏi chủ quyền về 'đường lưỡi bò'.

Theo ông Trục, khi làm những việc bất hợp pháp như vậy ở các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các nước khác, Trung Quốc phải có phương án đề phòng, bảo vệ cho các hoạt động phi pháp có tính toán của mình.

"Rõ ràng đây là hành động thị uy của Trung Quốc, họ muốn chứng tỏ rằng nếu các nước khác can thiệp vào các hoạt động phi pháp của họ thì Trung Quốc sẵn sàng ra tay." Ông Trục nói.

 

Trung Quốc muốn khai thác dài ngày ở vùng biển VNChúng ta cần hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc là cứ khai thác, rồi khi khai thác nhiều sẽ nghiễm nhiên biến thành vùng biển của mình.Trung Quốc muốn khai thác dài ngày ở vùng biển VN
 
Ông Trục còn cho biết thêm, không chỉ các tàu Ngư chính mà thời gian vừa qua, Trung Quốc còn xua các tàu vũ trang, thậm chí là máy bay đến tập trận ở các vùng biển của Philippines, Myanmar và Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Đây không phải lần đầu Trung Quốc có những hành động như vậy, trên bàn đàm phán nói một đằng, trên biển thực hiện một nẻo. Chúng ta có thể nhận rõ điều đó qua các tuyên bố có vẻ thiện chí của Bắc Kinh rằng các bên liên quan trên Biển Đông tôn trọng và xúc tiến mạnh mẽ quá trình đàm phán hòa bình”, ông Trục nhận định.

Ngày 30/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông,” người phát ngôn nói.

Nguyên Vũ

Bình luận
vtcnews.vn