Điều 'hàng xa xỉ' F-22, Mỹ dùng dao giết trâu đi mổ gà?

Thế giớiThứ Tư, 24/09/2014 03:17:00 +07:00

(VTC News) - Mỹ toan tính gì khi sử dụng chiến cơ 'hạng sang' F-22 với sức mạnh khổng lồ để không kích IS, những kẻ gần như không có năng lực phòng không.

(VTC News) - Mỹ toan tính gì khi sử dụng chiến cơ 'hạng sang' F-22 với sức mạnh khổng lồ để không kích IS, những kẻ gần như không có năng lực phòng không.

Đây là cuộc không chiến mà Mỹ dùng để tấn công những kẻ thù có ít khả năng phòng không nhất bằng những trang bị không quân tối tân, The Guardian nhận định.

Chiếc F-22 Raptor như là con cưng của lực lượng Không quân Mỹ cuối cùng cũng tung cánh trong một nhiệm vụ tấn công với sự giận dữ vào rạng sáng 23/9 vừa qua.

Chiến cơ F-22 của Mỹ cất cánh 

Cùng với nó là các chiến cơ đã dày dạn trận mạc như F-15, F-16, F-18 cũng như các máy bay ném bom B1 hoặc máy bay vũ trang không người lái. Tất cả đều nhằm vào các khu vực được cho là nơi lực lượng Hồi giáo cực đoan IS đang ấn nấp, đó có thể là nơi luyện tập, doanh trại hoặc trụ sở của IS.

F-22 là phiên bản chiến cơ 'hạng sang', với khả năng mang các tên lửa không đối đất và bom thông minh có thể tấn công mục tiêu chính xác từ khoảng cách hàng nghìn km, có điều gì ở chiếc máy bay này khiến Không quân Mỹ tin rằng nó có thể thay thế cường kích A-10 trong hỗ trợ bộ binh.

Ngoài ra, với hệ thống tên lửa không đối không, khả năng tàng hình và radar tiên tiến, rất nhiều người tin rằng nó có khả năng chiến đấu với một hệ thống phòng không 'khủng' ở các quốc gia có nền kỹ thuật quân sự tiên tiến, The Guardian nói.

Chiến cơ F-18 xuất phát từ tàu sân bay USS George HW Bush đang neo ở vùng Vịnh thực hiện không kích nhằm vào IS ở Syria

Trong khi đó, ở mặt đất IS có thể là đội quân thánh chiến ghê gớm nhất từ trước đến nay nhưng khả năng phòng không của chúng gần như bằng 0.

Theo Trung tâm chỉ huy Mỹ, hầu như các chiến binh Hồi giáo cực đoan này chỉ có tên lửa vác vai hoặc pháo phòng không hạng nhẹ gắn trên xe tải, không có hiệu quả trong việc chống không kích.

The Guardian nói các hệ thống phòng không của IS chỉ có thể nhằm vào mục tiêu là máy bay không người lái Predator, một phương tiện có tốc độ chậm, trần bay thấp và kém linh hoạt hơn rất nhiều so với F-22.

Tuy nhiên, mối lo ngại vẫn hiện diện vì IS đang tồn tại bên trong lãnh thổ Syria, nơi có hệ thống tên lửa phòng không và máy bay chiến đấu của chính phủ. Tuy nhiên, tờ báo Anh cho biết đa số các hệ thống này tập trung dọc theo Địa Trung Hải, các xa khu vực phía Đông mà IS lẩn trốn.

Video mục tiêu Syria bị không kích nhìn từ chiến cơ Mỹ


Trong khi đó, cựu phi công Hải quân Mỹ Christopher Harmer đang làm việc cho Viện nghiên cứu chiến tranh nói: "Với sự hiện diện của nhiều chiến cơ khác và khả năng phòng không nghèo nàn của IS, F-22 được sử dụng không hoàn toàn vì sự cần thiết cho nhiệm vụ".

Hiện nay, dự án nghiên cứu F-22 đã lên đến 67 tỉ USD, tính bình quân mỗi chiếc máy bay ra đời có giá lên đến hàng tỉ USD mà nó vẫn chưa đưa ra được sự chắc chắn của mình trong tương lai.

Vì vậy, The Guuardian giải thích về việc xuất hiện F-22 trong cuộc không kích là lực lượng Không quân Mỹ hy vọng nhiệm vụ này sẽ là khởi đầu tốt đẹp cho sự phục vụ của chiến cơ này trong quân đội Mỹ mà các nhà lãnh đạo mong muốn.

Tuy nhiên, cựu phi công Harmer lại cho rằng, với sự có mặt của rất nhiều chiến cơ trong một đợt không kích như những gì diễn ra ngày 23/9 vừa qua, lý do sử dụng F-22 của các nhà cầm quân Mỹ có thể là 'lời biện minh cho hệ thống vũ khí của mình'.

Tùng Đinh (Theo The Guardian)
Bình luận
vtcnews.vn