Điều chỉnh giá dịch vụ y tế đối với người chưa có thẻ bảo hiểm y tế

Sức khỏeThứ Năm, 05/01/2017 12:16:00 +07:00

Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư quy định mức giá tối đa, gồm chi phí trực tiếp và tiền lương vào giá dich vụ y tế đối với người chưa có thẻ BHYT.

Trong năm 2017, tiếp tục thực hiện mức giá dịch vụ y tế có tiền lương đối với người có thẻ BHYT tại 27 tỉnh, thành phố. Dự kiến thực hiện vào quý I, đầu quý II/2017. Với việc đưa lương vào tính viện phí, hàng ngàn dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh sẽ được điều chỉnh tăng giá.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong năm 2017, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư quy định mức giá tối đa, gồm chi phí trực tiếp và tiền lương vào giá dich vụ y tế đối với người chưa có thẻ BHYT (hiện giá dịch vụ y tế chưa tính đúng, tính đủ mới chỉ tính 4/7 yếu tố).

Tiến trình này để bảo đảm bình đẳng, cùng một mức giá giữa người có thẻ bảo hiểm y tế và người không có thẻ; chỉ khác về chi trả.

Kiem tra, ra soat the BHY

Người dân nên tham gia BHYT trong hoàn cảnh giá dịch vụ sẽ tăng cao.

Người có thẻ BHYT do quỹ bảo hiểm y tế chi trả (trừ phần đồng chi trả của một số nhóm và một số dịch vụ, thuốc, vật tư không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ). Người không có thẻ phải tự trả tiền. Khi đó người dân sẽ thấy lợi ích của BHYT để tham gia.

Người không có thẻ BHYT hiện nay vẫn chi trả theo bảng giá ban hành từ năm 2006 và 2012, chưa tính đủ chi phí trực tiếp, chưa có tiền lương nên thấp hơn mức giá khám chữa bệnh BHYT. Theo Nghị định 16 thì đến năm 2016 phải thực hiện mức giá tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương.

Video: Khó hiểu, học sinh khám BHYT tại… bệnh viện phụ sản

Vì thế, lộ trình thực hiện mức giá cho người chưa có thẻ BHYT đang chậm hơn thời gian quy định của Chính phủ. Mục đích của việc điều chỉnh này là nhằm tiến tới bảo hiểm toàn dân.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng cho biết, liên Bộ cũng hoàn thiện để ban hành thông tư quy định khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí để áp dụng cho những người khám, chữa bệnh theo yêu cầu…

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến thời điểm cuối tháng 12/2016, cả nước đã có hơn 75 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 81,3%, vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao là 2,3% (chỉ tiêu được giao là 79%).

Về phía cơ quan bảo hiểm xã hôi, ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, việc tăng giá dịch vụ y tế sẽ khuyến khích các bệnh viện phát triển kỹ thuật y tế, đồng thời người dân được thụ hưởng các dịch vụ này và được bảo hiểm xã hội thanh toán, tăng quyền lợi của người tham gia BHYT.

Trong những tháng đầu năm 2017, những người chưa tham gia BHYT có thể sẽ chưa phải chịu tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo lộ trình, trong quý 1, đầu quý 2 năm 2017, giá viện phí sẽ  theo hướng tính đúng, tính đủ và áp dụng cho người không có BHYT.

Theo ông Sơn, trong 20% dân số chưa tham gia BHYT, phần lớn là người có mức sống trung bình trở lên. “ Do đó, để giảm bớt gánh nặng tài chính nếu chẳng may ốm đau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, người dân nên tham gia BHYT” - ông Sơn khuyến cáo.

(Nguồn: Sức khỏe đời sống)
Bình luận
vtcnews.vn