Điện thoại bom tấn đã chết

Kinh tếThứ Ba, 01/12/2015 10:40:00 +07:00

"Còn ai cần một chiếc điện thoại bom tấn trong khi những sản phẩm còn lại đều tốt và không thua kém về mặt tính năng".

Mọi chuyện đã thay đổi khi điện thoại Android ra mắt nhanh và nhiều với tốc độ chóng mặt và người dùng cũng cảm thấy rối loạn khi hình dung về một chiếc smartphone bom tấn.

"Còn ai cần một chiếc điện thoại bom tấn trong khi những sản phẩm còn lại đều tốt và không thua kém về mặt tính năng".


Theo Vlad Savov, biên tập viên The Verge, chúng ta từng sống trong một thế giới đơn giản hơn. 5 năm trước, chỉ có một chiếc iPhone, một Palm Pre, một Nokia N8 và một Xperia X10. Di động bom tấn từ các hãng sản xuất lớn thật dễ nhận biết.

Từ 2011, mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi điện thoại Android ra mắt nhanh và nhiều với tốc độ chóng mặt. Giờ đây, nhiều người cảm thấy rối loạn khi hình dung về một chiếc smartphone bom tấn. Smartphone tốt nhất của LG là G4 hay V10? Mẫu điện thoại chủ lực của Samsung là S6 hay Note 5? Đâu là chiếc iPhone quan trọng nhất của Apple?
Điện thoại bom tấn hiện nay không tạo ra sự hứng khởi với người dùng như cách đây 5 năm.  
Ở thời đại hiện nay, các hãng sản xuất nhận ra, một sản phẩm duy nhất không đủ đáp ứng nhu cầu người dùng.

Google tung ra 2 mẫu Nexus, một kích thước nhỏ là Nexus 5X và một phablet 6P. Ý tưởng này được tán thành bởi Microsoft với Lumia 950 và 950 XL. Sony thậm chí tung một loạt 3 smartphone cao cấp với 3 kích thước màn hình khác nhau để người dùng lựa chọn.

Theo Vlad Savov, khi thị trường điện thoại thông minh đã trưởng thành, 2 trào lưu rõ rệt đang hình thành - giết chết ý tưởng về một chiếc smartphone được xem là bom tấn thực sự.

Clip: Những tranh cãi quanh chiếc điện thoại Bphone


Một là sự đa dạng về hệ điều hành đang bị bóp nghẹt. Người dùng không còn được chứng kiến điện thoại Palm, Windows Mobile. BlackBerry thậm chí cũng đang trên bờ vực biến mất khỏi thị trường. Thị trường di động hiện chỉ còn là cuộc chơi giữa Android và iOS. Bản thân 2 ông vua trên thị trường này cũng ngày một giống nhau đến mức khó phân biệt.

Sự đồng hoá về phần mềm dẫn đến yếu tố thứ 2: Đồng hoá cả phần cứng. Tất cả smartphone hiện nay đều giống nhau: chất lượng màn hình tuyệt vời, cảm ứng nhạy, thiết kế vỏ kim loại hoặc vỏ kính. Nhiều nhà sản xuất, đặc biệt tại Trung Quốc, còn cung cấp các tính năng cao cấp như nhận diện vân tay, camera lấy nét theo phase trên các model có giá bán siêu rẻ.
Những chiếc smartphone cao cấp mới ra mắt không xứng đáng với cái tên "bom tấn" của chúng.

Điều này tạo ra khó khăn vô cùng lớn cho chính người tham gia cuộc chơi, là các hãng sản xuất. Do gặp khó trong việc tạo ra khác biệt, nhà sản xuất buộc phải cung cấp nhiều lựa chọn hơn để phù hợp "khẩu vị" của từng người dùng.

Một số hành động của họ chẳng khác nào "tự sát", chẳng hạn cuộc chiến smartphone giá rẻ tại Trung Quốc. Xét một cách tổng thể, thị trường smartphone đang phát triển quá nhanh do tính cạnh tranh khốc liệt của nó.

Trong khoảng thời gian dài sau khi iPhone đời đầu ra mắt, mỗi một smartphone ra mắt đều được kỳ vọng, hoặc tự xưng là "sát thủ iPhone". Lịch sử chứng minh, không sản phẩm nào xứng đáng với danh hiệu đó. Vài năm sau, chẳng ai nhắc đến khái niệm này bởi đơn giản, mọi smartphone đều là iPhone - từ những chiếc smartphone lớn và đắt tiền cho đến những model giá rẻ hơn.

Việc mua một chiếc smartphone trở thành bài toán khó giải hơn nhiều trong năm 2015 so với 2010. Giá và hệ điều hành chỉ là yếu tố đầu tiên người dùng phải cân nhắc, tiếp sau đó là kích thước màn hình, chất liệu, màu sắc, bộ nhớ vv...

Tất cả điều này phần nào khiến giá trị của một chiếc smartphone mang danh điện thoại "bom tấn" giảm đi nhiều. Smartphone trở lên quá giống nhau về cả phần cứng lẫn phần mềm. "Còn ai cần một chiếc tàu đô đốc (flagship - cũng là từ để chỉ các smartphone đầu bảng) khi cả hạm đội tàu đều tốt?", Vlad Savov kết luận.


Nguồn: Zing >> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn