Dạy cho nữ sinh chịu nỗi oan 'Quan Âm Thị Kính'

Giáo dụcChủ Nhật, 08/09/2013 05:58:00 +07:00

(VTC News)- Giá như nữ sinh vừa tự tử chỉ cần học được một nửa sự chịu đựng nỗi oan của bà Quan Âm Thị Kính ngày xưa thì chẳng việc gì phải chết.

(VTC News)- Giá như nữ sinh vừa tự tử chỉ cần học được một nửa sự chịu đựng nỗi oan của bà Quan Âm Thị Kính ngày xưa thì chẳng việc gì phải chết.

Thiếu nữ thời nào cũng đẹp và quyến rũ, kể cả thời thiếu nữ mặc quần ống tuýt, đến thời thiếu nữ mặc quần ống loe và bây giờ các em mặc quần “bó sát".

Tôi nhớ lại năm 1980, lần đầu tiên được vào thành phố Hồ Chí Minh công tác, thấy thiếu nữ mặc quần đùi. Và bây giờ, năm 2013 tôi đã thấy phổ biến hình ảnh thiếu nữ mặc quần đùi ở Hà Nội.

Thiếu nữ là phái đẹp. Không những thế, thiếu nữ nói riêng và phụ nữ nói chung, còn là phái mạnh về tinh thần.

Những nữ sinh THPT thường thích lựa chọn các loại quần bó để tôn dáng của mình
Những nữ sinh THPT thường thích lựa chọn các loại quần bó để tôn dáng của mình 
Có thể so sánh vui: Ba chàng trai loại “xoàng” cùng tán tỉnh, nhằm “cưa đổ” một cô gái, sẽ khó khăn hơn rất nhiều (thậm chí là thất bại), so với ba cô gái “trung bình”, nhưng mạnh dạn, chủ động “tấn công cưa đổ” một chàng trai loại “khá”.

Và nhắc lại chuyện cũ: Thị Kính trong truyện Quan Âm Thị Kính rất nổi tiếng, biết giả trai làm thày Tiểu ở chùa. Khác với một nghệ sỹ phê phán Thị Kính “thụ động, thủ tiêu đấu tranh”… Thị Kính là một tấm gương điển hình về sự chịu đựng một nỗi oan tầy đình, khi ở nhà làm vợ, rồi lại phải chịu đựng tiếp một nỗi oan tầy đình nữa, khi ở chùa làm thày Tiểu. Chuyện cũ (Quan Âm Thị Kính) nói lên nghị lực nội tâm - sức mạnh tinh thần phi thường của người phụ nữ Việt Nam năm xưa.

Còn phụ nữ hiện đại ngày nay đã có không ít cô gái: “Duyên Thiên chưa thấy nhô đầu dọc, phận liễu sao đà nảy nét ngang” (thơ Hồ Xuân Hương).

 

Giá như nữ sinh THPT ấy, chỉ cần học được một nửa sự chịu đựng nỗi oan của bà Quan Âm Thị Kính ngày xưa thì chẳng việc gì phải chết.

Nguyễn Thành Lập
 
Giải nghĩa vắn tắt là: Chưa có chồng mà đã có con. Và họ có con một cách công khai đàng hoàng, có điều kiện kinh tế, thành đạt về sự nghiệp đủ khả năng nuôi con một mình. Chứ không “cả nể, cho nên hoá dở dang” như thời nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương.


Đặc biệt, khá nhiều chị em phụ nữ bây giờ xác định rất mạnh mẽ: “Thà ế chồng-không có chồng, còn hơn lấy một thằng vô trách nhiệm, dở hơi-chập mạch về làm chồng”.

Riêng con gái-thiếu nữ trẻ đẹp “thời @ và Facebook” cũng có những điểm đặc biệt. Cũng vừa mới đây thôi, có một thiếu nữ học sinh trung học phổ thông (THPT) Hà Nội, đã uất ức tự tử chết. Mà nguyên nhân chỉ vì hình ảnh khuôn mặt của mình, bị kẻ nào đó ghép với hình ảnh thân xác của một thiếu nữ khác, “tung” lên mạng internet. Nếu sự thật như vậy mà phải uất ức tự tử chết, thì nữ sinh THPT ấy dại dột vô cùng.

Giá như nữ sinh THPT ấy, chỉ cần học được một nửa sự chịu đựng nỗi oan của bà Quan Âm Thị Kính ngày xưa thì chẳng việc gì phải chết.
Cầu Đăm, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Hiện trường vụ nữ sinh nhảy cầu tự tử tại Cầu Đăm, xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Và phương tiện thông tin đại chúng cũng mới đăng tin: Một cô gái Hải Phòng 18 tuổi, lại tự tử chết vào sáng ngày 10/7/2013; một cô sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội, cũng lại tự tử chết tại cầu Đăm (huyện Từ Liêm) vào sáng ngày 6/9/2013, đều vì lý do thất tình. Thật đáng tiếc cho các thiếu nữ “xấu số”.

Về ba vụ nữ sinh vừa tự tử chết nêu trên, khiến cho mọi gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên, hội phụ nữ và toàn xã hội chúng ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến lứa tuổi các em thiếu nữ để khơi dậy sự mạnh mẽ về tinh thần của các em.

Giáo dục các em về lý tưởng, nhân sinh quan và thế giới quan hiện đại. Không chỉ giáo dục các lĩnh vực cao siêu, chính trị, mà còn giáo dục nhiều lĩnh vực cần thiết khác.

Chẳng hạn, Nghị định 72/CP của Chính phủ quy định về lĩnh vực quản lý, sử dụng internet có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013 cũng cần phổ biến cho các em nắm vững và thực hiện.


Hoặc giáo dục lĩnh vực Luật Giao thông đường bộ, rất sát sườn với các em khi đi đường ở Việt Nam, Pháp, Nga và Mỹ… đều quy định phía đi về bên tay phải. Nhưng ở Anh, Niu Di-lân, Ma-lai-xi-a và Thái Lan (ngay sát nước ta)… lại quy định phía đi về bên tay trái.

Và tại sao người Mỹ lại rất tự giác dừng xe khi đèn đỏ? Bởi vì họ cho rằng: “Lúc dừng xe khi đèn đỏ, là lúc được cứu rỗi tâm hồn”. Nên lúc dừng xe khi đèn đỏ họ không hề bức xúc, mà còn cảm thấy thoải mái.
Hãy dạy cho nữ sinh biết cách chấp nhận thất bại, đổ vỡ trong tình cảm
Hãy dạy cho nữ sinh biết cách chấp nhận thất bại, đổ vỡ trong tình cảm 
Nhà trường, gia đình cũng cần tuyên truyền cho các em biết: “Giơ tay với thử Trời cao thấp, xoạc cẳng đo xem đất vắn dài” (thơ Hồ Xuân Hương) để khi thất bại, vấp ngã trong cuộc đời, các em có nghị lực “đứng dậy”, vì biết bát cơm bưng lên miệng rồi, có khi còn bị kẻ khác giật mất; vì biết xác định “thất bại là mẹ thành công”.

Tuyên truyền cho các em biết đấu tranh cho sự công bằng trong cuộc sống này. Kể cả cái chết, tuổi trẻ nói chung và thiếu nữ nói riêng đều rất coi thường, coi cái chết “nhẹ như lông hồng” cho nên cần tuyên truyền cho các em biết phân biệt: “Chết vì ăn là cái chết đê hèn, chết vì tình là đốn đời mạt kiếp”… (đó cũng là văn hoá, là lý tưởng sống của người Việt Nam chúng ta).

Còn về “kỹ năng sống”- một thuật ngữ mang tính “tiểu xảo hiện đại”, đương thời; nhưng cần tuyên truyền cho các em “kỹ năng sống” không có nghĩa là “gió chiều nào che chiều ấy”. Mà trái lại, “kỹ năng sống” là giữ vững lập trường tư tưởng tiến bộ trong chính trị, trong học tập, trong lao động và kể cả trong tình yêu trai gái…

Đặc biệt, “kỹ năng sống” phải giúp cho các em thiếu nữ - phái mạnh về tinh thần vượt qua mọi khủng hoảng trong cuộc đời này.





Nguyễn Thành Lập

Bình luận
vtcnews.vn