Cựu đại sứ VN: Nga phản kích thành công NATO lần thứ hai

Thế giớiThứ Tư, 26/03/2014 09:14:00 +07:00

(VTC News) - Cựu đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển nói việc Nga lấy lại Crưm là cuộc phản kích NATO thành công lần thứ hai, sau cuộc chiến với Grudia.

(VTC News) - Cựu đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển nói việc Nga lấy lại Crưm là cuộc phản kích NATO thành công lần thứ hai, sau cuộc chiến với Grudia.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường 
Sau khi Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh sáp nhập Crưm vào Nga và có bài phát biểu lịch sử trước hàng ngàn người, VTC News phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế về tình hình Ukraine, Nga - phương Tây và Crưm.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường nói: "Những quyết định ngày 24/3 của các nước G-7 họp tại Hà Lan coi như là sự chấp nhận thực tế đã rồi tại Crưm. Hiện nay, bàn cờ đã đảo lộn và cuộc chơi đang chuyển động theo hướng mới".

>>>Crưm là phần không thể tách rời với Nga

- Theo thông lệ, ít nhất cần nửa năm Crưm mới có thể sáp nhập vào LB Nga, sao lần này chỉ 2 ngày thưa ông?

Không có văn bản quốc tế nào quy định cần thời gian lâu hay chóng, nửa năm hay một năm, cho một hành động sáp nhập như vậy. Khi nó vấn đề “nội bộ” giữa hai thực thể thì do hai thực thể đó quyết định.

 

Các quyết định ngày 24/3 của các nước G-7 họp tại Hà Lan coi như sự chấp nhận thực tế đã rồi tại Crưm.
 
Crưm sáp nhập vào Nga diễn ra nhanh hơn dự đoán của giới quan sát nước ngoài. Tiến độ sáp nhập phần nào gây bất ngờ cho các bên.

Nga ở vào thế khá thuận lợi để tiến hành cuộc sáp nhập. Từ lâu Matxcơva đã trù tính các kịch bản và đã chớp thời cơ cuộc khủng hoảng chính trị.

Vấn đề Crưm nằm ở trung tâm chính trị châu Âu, rất phức tạp. Đêm dài lắm mộn, để lâu chi bằng làm sớm. Đặt mọi việc trước sự đã rồi. Nó còn cho thấy tính quyết liệt của vấn đề Ukraine và sự quyết đoán của nhà lãnh đạo Nga.

Thực tế cho thấy việc sáp nhập nhanh gọn trước Hội nghị La Haye giúp sớm ổn định cục diện.

Tổng thống Putin phát biểu trước đông đảo giới chức Nga và Crưm 

- Hiện Mỹ và EU đang trừng phạt Nga theo nhiều hướng khác nhau, theo ông họ còn con bài nào nữa trong tương lai?

Mỹ và EU đều thống nhất “trừng phạt”, nhưng khác nhau về mức độ. EU đang dừng lại ở cấp độ hai và để cấp độ ba (trừng phạt kinh tế) như biện pháp răn đe nếu Nga nếu vượt ra ngoài Crưm. Đức và Pháp đang cầm trịch cuộc chơi của EU.

Mỹ đang vận động cho một cuộc cấm vận tổng lực, nhưng vẫn phải tính đến cuộc chơi tổng hợp toàn cầu liên quan đến Nga tại châu Âu, châu Á và Trung Đông.

>>>Chính biến Ukraine rung chuyển châu Âu

- NATO lo ngại nhiều vùng lãnh thổ khác sẽ sáp nhập Nga sau sự kiện Crưm, theo ông có khả năng trở thành hiện thực?

Nhiều khả năng Nga sẽ không hành động vượt khỏi Crưm, nhưng sẽ tiếp tục sử dụng các đòn bẩy chính trị, ngoại giao. Nhưng Kremlin vẫn làm cho phương Tây “bán tín bán nghi” về các bước tiếp theo của Tổng thống Putin.

Ở khu vực Đông - Nam Ukraine có hai điểm nóng Kharkov và Donetsk. Những nơi này có biểu tình đòi tự trị hoặc đòi thành lập nhà nước liên bang. Thế nhưng đó là những cuộc đấu tranh nội bộ của Ukraine.

Nga tuyên bố tôn trọng đường biên giới của Ukraine và có một số cử chỉ nhằm giảm căng thẳng với phương Tây.

Tuy nhiên, Nga sẽ dùng vấn đề kiều dân để tiếp tục tạo sức ép. Nga cũng còn một số đòn bẩy khác, đặc biệt vấn đề khi đốt với Ukraine; chưa công nhận (chưa đối thoại) chính phủ tạm quyền Kiev, v.v..

Tổng thống Putin ký sắc lệnh sáp nhập Crưm vào Nga 

- Theo ông có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Nga và Ukraine trong thời gian tới?

 

Mỹ đang vận động cho một cuộc cấm vận tổng lực, nhưng vẫn phải tính đến cuộc chơi tổng hợp toàn cầu liên quan đến Nga tại châu Âu, châu Á và Trung Đông.
 
Tất cả các bên đều loại trừ giải pháp quân sự. Rất ít khả năng xảy ra chiến tranh bởi Kiev khá kiềm chế. Việc cấp bách của chính phủ tạm quyền là sớm ổn định tình hình Ukraine.

Nga cần thời gian để “tiêu hóa” vấn đề Crưm và hóa giải cấm vận của phương Tây. Nga đã ngay lập tức củng cố sự hiện diện quân sự lên toàn bộ bán đảo Crưm trên Biển Đen; và trù tính biến Crưm thành đặc khu kinh tế, miễn thuế đến năm 2015.

- Nhiều người nói sau chính biến, Ukraine trở về đúng vạch xuất phát trước khi ông Yanukovych bị cách chức, chỉ thiếu đi Crưm, ông có nhận xét gì về điều này?

Phải nói ngược lại: Bàn cờ đã đảo lộn và cuộc chơi đang chuyển động theo hướng mới.

Phương Tây đã làm lạnh các cái đầu nóng ở Kiev. Việc Ukraine rút quân khỏi Crưm là chấp nhận thực tế Crưm.

- Hiện đã xuất hiện một số đơn vị du kích các thành phố Đông – Nam Ukraine tuyên bố sẵn sàng nổ súng chống chính quyền, ông dự đoán gì về tương lai của các động thái này?

Chính phủ tạm quyền Kiev hiện đứng trước nhiều sức ép nội bộ, nhiều phe phái đối lập nhau, có cả các nhóm vũ trang vô chính phủ.

May ra cuộc bầu cử ngày 25/5 có thể tạo một bước ngoặt chính trị và pháp lý. 20 năm nay, Ukraine luôn bất ổn định. Phương Tây và Nga cần ngồi vào bàn thương lượng về nền tảng cho ổn định châu Âu từ vạch xuất phát mới thì mới ổn định cục diện Ukraine
.
>> Trừng phạt Nga: 'Điệp vụ bất khả thi'

Vừa rồi chính phủ tạm quyền Kiev tuyên bố Ukraine không gia nhập NATO, như thế phải chăng là “Phần Lan hóa” Ukraine? 
Nghĩa là Ukraine tham gia EU nhưng đứng ngoài NATO, hợp tác và hữu nghị với cả phương Tây và Nga - một kiểu trung lập có liên kết mà 20 năm qua không thực hiện được vì cuộc đấu tranh giành giật Đông-Tây.

- Liệu giả thiết một phần của Ukraine lại sáp nhập vào Nga có khả thi không thưa ông?


Tình hình còn diễn biến phức tạp, nhưng có lẽ không đi xa đến mức ấy. Phương Tây đã thiết lập lằn ranh đỏ: nếu Nga leo thang sang khu vực Đông Ukraine và sáp nhập vùng Transnistria của Moldova thì sẽ có cấm vận tổng lực, còn gọi là “trừng phạt phối hợp”, nhằm gây tổn thất nghiêm trọng tới kinh tế Nga.

- Ông có dự đoán gì về cuộc chơi Mỹ - Nga sắp tới? Có thể xem sự kiện Crưm như một bàn thua dành cho phương Tây?

Nên xem Nga đã có được một bàn gỡ hòa thì đúng hơn: 1-1. Các quyết định ngày 24/3 của các nước G-7 họp tại Brussels coi như sự chấp nhận thực tế đã rồi tại Crưm, với một cái giá vừa phải đối với Nga so với những mối lợi chiến lược to tát sáp nhập Crưm.

>> Thêm bằng chứng phe đối lập Ukraine thuê sát thủ bắn dân

Trong dư luận phương Tây có ý kiến cho rằng các thế lực phương Tây đã đi quá đà và có nhiều tính toán sai trong cuộc cách mạng Maidan và tình hình vượt ra ngoài sự kiểm soát.

Tương tự, những biến động dẫn đến những cuộc đại đảo lộn Mùa Xuân Ả-rập bắt đầu từ một hành động tự phát - vụ tự thiêu của người thanh niên Tunisia tên là Mohamed Bouaziz sau khi cảnh sát tịch thu xe hàng và đánh đập anh ta: Tình thế cách mạng đã sẵn có, cuộc khủng hoảng đã chín muồi và một đốm lửa đã cháy cả cánh đồng.

Binh sĩ Ukraine rời khỏi Crưm 

Tôi cho rằng, nếu thỏa thuận ngày 21/2 tại Kiev được thực hiện, thì ít khả năng xảy ra cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm ngày 16/3. Vấn đề đã an bài khi Tổng thống Putin ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước sáp nhập Crưm, ngày 21/3.

Nhưng cần nhìn nhận sự kiện Nga sáp nhập Crưm ít nhất ở hai khía cạnh mang ý nghĩa địa-chính trị sâu xa. Trước hết, Crưm là cuộc phản kích thứ hai của nước Nga chống lại quá trình “Đông tiến” của NATO.

Cuộc phản kích trước đó chiến tranh Grudia năm 2008. Thứ hai, sự quật khởi của nước Nga vừa rồi và nỗ lực nhằm tái phục hồi vị thế cường quốc 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ sẽ tác động lâu dài tới cục diện thế giới, trước hết là lục địa Á-Âu.

- Xin cảm ơn ông!

Tùng Đinh(Thực hiện)
Bình luận
vtcnews.vn