Cựu chiến binh xây bảo tàng Bác Hồ tại tư gia

Thời sựThứ Tư, 02/09/2015 09:21:00 +07:00

Bảo tàng Bác Hồ tại tư gia được ông Phước xây dựng trong 20 năm. Nhiều CCB thường xuyên đến thăm bảo tàng Bác Hồ tại tư gia của ông Phước để tưởng nhớ Người.

Ngay sau khi nghỉ hưu, suốt 20 năm qua ông Phước đã xây dựng tại tư gia của mình một bảo tàng về Bác Hồ trong khuôn viên gần 2000 m2.

Người cựu binh già Bùi Xuân Phước (81 tuổi) ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) từng là bộ đội đặc công - dù thuộc Sư đoàn 305. Ngay sau khi nghỉ hưu, suốt 20 năm qua ông Phước đã xây dựng tại tư gia của mình một bảo tàng về Bác Hồ trong khuôn viên gần 2000 m2. 
Ông Phước đã miệt mài thu thập hơn 100 hiện vật, tài liệu (phục chế từ hiện vật gốc) về Bác Hồ. Đặc biệt, ông đã lập bàn thờ rất công phu, gây xúc động mạnh cho nhiều người mỗi khi đến dâng hương trước Anh linh của Người.
 Ông Phước trước bàn thờ Bác Hồ
Ông Phước trước bàn thờ Bác Hồ 

Ông Phước tâm niệm: “15 tuổi đã đi theo Đảng và Bác Hồ, trưởng thành từ Thiếu sinh quân, có được cuộc sống như ngày nay là nhờ ơn Bác, nên quyết tâm xây dựng một bảo tàng về Bác, qua đó làm nơi sinh hoạt, giáo dục con cháu một cách thiết thực về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 
Sau quân ngũ, ông có thời gian làm giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Yên. Vì vậy các công trình trong bảo tàng Bác Hồ tại tư gia như ao cá, mô hình nhà sàn, hàng dậu cây râm bụt, hội trường, phòng đọc sách thiếu nhi, tượng đài chiến sĩ quả cảm… được thể hiện rất bài bản và khoa học.
Hàng năm, cứ vào dịp Quốc khánh 2-9 và cũng là ngày giỗ của Bác, rất đông đồng đội của ông, ai cũng ăn mặc đủ sắc màu, đại diện cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Bắc bộ, Nam bộ, quân phục dù, áo dài…lần lượt đến bàn thờ Bác dâng hương.
Hàng năm, cứ vào dịp Quốc khánh 2-9 và cũng là ngày giỗ của Bác, rất đông đồng đội của ông, ai cũng ăn mặc đủ sắc màu, đại diện cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Bắc bộ, Nam bộ, quân phục dù, áo dài…lần lượt đến bàn thờ Bác dâng hương. 

Ông Từ Quang Kiên, Chủ tịch Hội CCB phường Vĩnh Hòa chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày giỗ Bác, vợ chồng tôi lại đến đây thắp nén hương tưởng nhớ đến Người. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều đồng đội của tôi đều có chung cảm giác rất thiêng liêng, tâm trạng thương nhớ Bác.

Nhân đây chúng tôi muốn nói với Người rằng, chúng con luôn khắc ghi lời Bác dạy, tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, giữ gìn đạo đức sáng mãi Bộ đội Cụ Hồ”.    
Ngay sau các nghi lễ dâng hương giỗ Bác, các cựu binh tổ chức liên hoan văn nghệ hát mừng Quốc khánh nước nhà và những bài ca dâng Bác được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh bộ đội Trường Sơn, Hải quân Hoàng Sa, Trường Sa…và kết thúc bằng bữa cơm thân mật.
Ngay sau các nghi lễ dâng hương giỗ Bác, các cựu binh tổ chức liên hoan văn nghệ hát mừng Quốc khánh nước nhà và những bài ca dâng Bác được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh bộ đội Trường Sơn, Hải quân Hoàng Sa, Trường Sa…và kết thúc bằng bữa cơm thân mật. 

Tới dự và chứng kiến lần giỗ Bác, đại diện lãnh đạo Hội CCB nhiều xã, phường của thành phố Nha Trang đến dự khẳng định, những đợt sinh hoạt ở bảo tàng Bác Hồ tại tư gia vô cùng ý nghĩa, vừa thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta “uống nước nhớ nguồn”, vừa kết nối tình đồng đội và đặc biệt mang ý nghĩa giáo dục thiết thực, vô cùng sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.  
Một số hiện vật và hình ảnh trưng bày tại bảo tàng Bác Hồ ở nhà ông Phước:
 
 
 
 
 Ông Phước trước Bảo tàng Bác Hồ tại tư gia của mình
Ông Phước trước Bảo tàng Bác Hồ tại tư gia của mình  

Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Bình luận
vtcnews.vn