Cục trưởng An toàn thực phẩm: Mua đúng, dùng đúng, không nghe tin đồn

Sức khỏeChủ Nhật, 13/09/2015 06:30:00 +07:00

Cục trưởng An toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng, ung thư gan

(VTC News) – Người bệnh tin vào quảng cáo của người bán vô lương tâm mà dừng điều trị thuốc, chỉ dùng thực phẩm chức năng cho bệnh ung thư gan.


Cẩn trọng với bán hàng đa cấp vô lương tâm

Bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng chân chính vẫn còn những kẻ buôn bán vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe của người bệnh.

Ông Trần Văn T. (Kim Ngưu, Hà Nội) bị ung thư gan. Qua lời giới thiệu bạn bè, con trai ông đã đến gặp bà Nguyễn Thị O. Bà O. có bán một loại ‘thuốc’, nếu dùng đúng liệu trình thì sẽ khỏi.

Thậm chí, bà O. còn yêu cầu người nhà ông T. dừng dùng thuốc điều trị ung thư gan để chỉ dùng loại ‘thuốc’ mà bà O. cung cấp.

Hàng tháng, ông T. phải dùng vài lọ ‘thuốc’ này. Con gái ông T. đã mang cho phóng viên xem một hộp giấy to đựng hàng chục lọ ‘thuốc’ V. Theo tìm hiểu của phóng viên, loại ‘thuốc’ mà bà O. bán là một loại thực phẩm chức năng.

Trong bài viết này, chúng tôi chưa đi sâu vào việc cung cấp thông tin loại thực phẩm chức năng được người bán gắn mác thuốc hòng lừa gạt người bệnh một cách vô nhân tính trên.

Chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề người tiêu dùng, cần làm gì để bảo vệ mình và dùng thực phẩm chức năng một cách tốt nhất để bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể trạng, đánh lại bệnh tật?

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm:
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm 
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế: Việt Nam có một nền y học cổ truyền rất phát triển. Chúng ta có một nguồn dược liệu phong phú, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Mướp đắng, sâm, đông trùng hạ thảo… đều có thể làm thực phẩm chức năng và rất tốt cho sức khỏe.

Bản thân thực phẩm chức năng là sản phẩm nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ trị bệnh nhưng không phải là thần dược. Vì vậy, người tiêu dùng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cần mua đúng, dùng đúng, không nghe tin đồn mà thần thánh hóa khiến tiền mất tật mang.

Để tránh mua phải thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng, ông Phong khuyến cáo: "Người tiêu dùng khi nhặt được tờ rơi không có tên địa chỉ nhà in, số giấy phép in… thì nội dung quảng cáo trên tờ  rơi đó không chính xác  và không được duyệt. Vì vậy, không nên mua sản phẩm đó”.

Những sản phẩm thực phẩm chức năng được Cục An toàn thực phẩm cấp phép là những sản phẩm được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Việc kiểm nghiệm, công bố nhãn, ….đều có quy trình theo quy định của Nhà nước.

Các doanh nghiệp làm tốt thường mẫu và kiểm tra mẫu  3-6 tháng tùy điều kiện. Về phía cơ quan giám sát vẫn định kỳ lấy mấu để kiểm nghiệm.

Với sản phẩm nhập khẩu cần có giấy tờ cho phép lưu hành sản phẩm ở nước đó. Đơn vị nhập khẩu vào Việt Nam cần có đủ giấy tờ phù hợp công bố chỉ tiêu và từng lô hàng mang về phải được kiểm tra đầy đủ.

Cục An toàn thực phẩm: Mạnh tay kiểm soát chất lượng thực phẩm chức năng

Để bảo vệ những doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như người tiêu dùng, trong thời gian qua, Cục An toàn thực phẩm đã rất mạnh tay nhằm kiểm soát chất lượng thực phẩm chức năng.

Kiểm tra thực phẩm chức năng.
Thanh, kiểm tra thực phẩm chức năng. 
Từ 01/01/2015 đến 30/7/2015, đã có 112 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt 2.1 tỷ đồng, trong đó có 95 cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng bị xử phạt 1,726 tỷ đồng.

Tính riêng trong tháng 7/2015, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 23 công ty vi phạm, tổng số tiền phạt hơn 480,7 triệu đồng.

 

Bản thân thực phẩm chức năng là sản phẩm nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ trị bệnh nhưng không phải là thần dược. Vì vậy, người tiêu dùng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cần mua đúng, dùng đúng, không nghe tin đồn mà thần thánh hóa khiến tiền mất tật mang.

Ông Nguyễn Thanh Phong
 
Đồng thời, thu hồi hiệu lực 2 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và 2 giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

Trong số 23 công ty bị xử phạt, có 5 công ty chịu mức phạt từ 25 - 45 triệu đồng, 1 công ty có 2 sản phẩm bị thu hồi giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

“Một số doanh nghiệp có hành vi làm giả, làm nhái cần có biện pháp xử lý triệt để. Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an để đấu tranh chống lại hành vi vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm chức năng.

Năm 2015, hàng tỷ đồng tiền phạt doanh nghiệp vi phạm đã được nộp ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp nào vi phạm đều được chúng tôi làm nghiêm khắc và công bố trên website của cục”.

Thậm chí, ông Phong còn khẳng định: Đối tượng nào sai phạm về mặt hình sự thì chuyển sang hình sự để xử lý theo pháp luật nhằm thực hiện nghiêm túc pháp luật. Để chỗ cho doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển, tránh cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.”

» Chỉ 10 ngàn đồng/suất ăn: Quá rẻ nên bẩn?
» Hộp xốp, ống hút nhựa có độc hại?
» Dòi bò lúc nhúc trong sườn non

Nguyễn Tâm

Bình luận
vtcnews.vn