Sự thật về đoạn video KONY 2012 trên Youtube

Khoa học - Công nghệThứ Bảy, 10/03/2012 11:57:00 +07:00

(VTC News) - Nếu bạn quan tâm đến mạng xã hội, video hoặc tin quốc tế, bạn hẳn sẽ biết về đoạn phim KONY 2012 đã gây sóng gió trên Youtube trong tuần qua.

(VTC News) - Nếu bạn quan tâm đến mạng xã hội, video hoặc tin quốc tế, bạn hẳn sẽ biết về đoạn phim KONY 2012 đã gây sóng gió trên Youtube trong tuần qua.

Bộ phim, được làm nhằm mục đích để biên Joseph Kony - thủ lĩnh nhóm quân Kháng chiến của chúa (LRA) tại Uganda, nhóm quân bị Chính phủ Uganda và Mỹ cáo buộc những tội ác chống lại loài người, đặc biệt là bắt cóc trẻ em, biết trẻ em thành lính và nô lệ tình dục.

Được đăng tải ngày 5/3, đến nay đoạn phim đã thu được trên 70 triệu lượt xem trên Youtube, Vimeo và gần nửa triệu bình luận. Uganda, LRA, trẻ em và Stop Kony và các chủ đề liên quan đến bộ phim trong suốt tuần lễ trên Twitter.

Video lên án Kony được xây dựng với mục đích đằng sau là chính trị và gây dựng tài chính? - ảnh: AP

Gây xúc động mạnh, nhưng đoạn phim này cũng gặp phải chỉ trích nặng nề trên web, những người đã đặt câu hỏi về nguồn tài chính và tính minh bạch của đoạn phim, vốn không phải làm ra để tạo một phong trào xã hội nghiêm túc mà dường như có một mục đích chính trị đứng đằng sau.

KONNY 2012 có một mục tiêu rõ ràng, làm cho Joseph Kony trở nên nổi tiếng và video này đã hoàn toàn đạt được mục đích, 99% những người không biết ông ta là ai giờ đây đã biết cái tên này là thủ lĩnh của LRA.

Làm thế nào để bạn làm một người nổi tiếng trên internet? bạn gửi Tweet, chia sẻ, thay đổi avatar và gửi email giới thiệu cho bạn bè và đường link về video này được hàng trăm, hàng ngàn người chia sẻ. Nếu bạn quan tâm, bạn có thể tìm hiểu xem Facebook đã làm cả một góc Ả Rập phải sụp đổ và thay đổi như thế nào.

Tác động của video là rõ ràng, sau đoạn video nói trên, vào thứ 6, chính quyền Uganda tuyên bố sẽ tìm cách tóm cổ Kony: 'còn sống, hoặc đã chết', Reuters dẫn lời của đạo diễn Jason Russell (người sáng lập tổ chức Invisible Children - tổ chức đứng sau đoạn video) cho hay.

Hình ảnh những đứa trẻ đáng thương trong quân đội của Kony được tái hiện trong đoạn video

Tuy nhiên, trang Telegraph của Anh cho biết, tất cả những câu chuyện trong video đều có thể xảy ra tại Uganda, nhưng là cách đây... 6 năm. Hiện Kony đang bị lùng bắt gắt gao, quân của người này cũng không còn nhiều và trẻ em nay đã rời bỏ việc cầm súng.

Trẻ em hiện là nguồn vận động thu hút tới 32% nguồn tài trợ trực tiếp của nhiều tổ chức khác nhau cho Chính phủ Uganda. Nhà báo Rosebell Kagumire Uganda, cho biết, đoạn video đang vẽ ra hình ảnh Uganda trong 6 hoặc 7 năm trước đây, điều này rất vô trách nhiệm. Trong khi tiến sĩ Beatrice Mpora - giám đốc của Kairos (tổ chức nhân đạo từng đóng tại Gulu - nơi Kony nổi loạn) khẳng định, video không đúng sự thật: 'không còn ai thuộc LRA còn sống ở đây từ năm 2006, bây giờ mọi thứ rất bình yên, người dân có nhà cửa và tập trung vào trồng trọt, sản xuất', ông hi vọng rằng mọi người sẽ giúp Gulu, thay vì lên án một người giờ đây đã không còn nguy hiểm.

Trẻ em châu Phi và trẻ em da trắng được sử dụng như những hình ảnh đối lập, gây nên cảm xúc phẫn nộ của người xem và khiến bạn muốn chia sẻ video ngay lập tức

Rosebell Kagumire còn tiết lộ, video này được làm ra nhằm mục đích gây dựng kinh phí cho cố vấn quân sự Mỹ sang Trung Phi truy nã Kony.


           
 Đoạn video gây tranh cãi về tội ác Kony

'Tất cả những ồn ào về  Kony và các hoạt động tội ác của người này, có vẻ như sẽ giúp cho những người không biết nay sẽ biết về con quái vật Kony. Nhưng tất nhiên, điều này là... quá muộn', Felix Kulayigye,  phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Uganda cho hay.

Phát ngôn viên của chính phủ Uganda nghi ngờ Invisible Children đang muốn lợi dụng đoạn video để gây dựng tài chính, ông dẫn số liệu trong hơn 6 triệu bảng Anh quỹ mà Invisible Children gây dựng và sử dụng trong năm 2001, chỉ có 2,3 triệu trong số đó là dành để giúp đỡ người nghèo, số còn lại để thực hiện những chiến dịch truyền thông không hề đem lại lợi ích thiết thực nào.

Thậm chí, nữ diễn viên nổi tiếng Agenlina Joline - đại sứ của Liên Hợp Quốc cũng bị lôi kéo vào chiến dịch ủng hộ này. Trong một đoạn phóng sự ngắn về cảm nhận sau đoạn phim KONY 2012, Angelina Jolie bày tỏ: 'Tôi không biết bất cứ người nào là không căm ghét Joseph Kony'. Nhưng dường như, nếu Angelina tìm hiểu kĩ hơn về đoạn video, có thể cô sẽ không phát biểu như vậy. Ít nhất, là trong thời điểm này.

Cường Cao



Bình luận
vtcnews.vn