Apple, Dell, HP bị tố bóc lột sức lao động ở Trung Quốc

Tổng hợpThứ Sáu, 22/07/2011 08:00:00 +07:00

(VTC News) - Apple, Dell, và HP đồng thời bị cáo buộc đã tạo ra "công trường bóc lột sức lao động điện tử" vô nhân đạo ở Trung Quốc

(VTC News) - Một báo cáo gần đây của China Labor Watch (CLW), một tổ chức bảo vệ lao động của Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, tuyên bố các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, bao gồm Apple, HP và Dell, đã tạo ra một mạng lưới các "công trường bóc lột sức lao động điện tử" ở Trung Quốc và phải chịu trách nhiệm cho một loạt các vụ tự tử của công nhân tại các nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử của ba hãng.

Cũng theo China Labor Watch, Apple đã lập nên những khoản lợi nhuận khổng lồ và đang ngày càng tiến gần hơn tới vị trí công ty giá trị nhất thế giới với tổng số vốn hóa thị trường lên tới hơn 360 tỉ USD. Khoản lợi nhuận kỉ lục này được mang lại từ chính việc bóc lột sức lao động và chà đạp lên nhân quyền người dân lao động của những hãng điện tử lớn như Apple.

Foxconn - nhà máy Đài Loan đặt tại Trung Quốc - nơi sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất thế giới 

Để thu thập được những thông tin chính xác và thuyết phục nhất, China Labor Watch đã gửi các nhà điều tra đến làm việc trên dây chuyền sản xuất của mười nhà máy điện tử lớn nhất của Trung Quốc chuyên lắp ráp sản phẩm cho Apple, Dell, HP cũng như Sony, Nokia, Motorola và nhiều hãng khác.

Trong tháng Tám, các nhà điều tra còn thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn tới hơn 400 công nhân về những điều kiện làm việc mà theo họ đó không chỉ là phi đạo đức, mà còn là bất hợp pháp theo như quy định của pháp luật Trung Quốc.

Chín trong số mười nhà máy buộc bị cáo buộc là đã ép công nhân làm việc nhiều như làm thêm 40 giờ mỗi tuần song chỉ trả một mức lương cơ bản “không đủ cung cấp cho người lao động những thứ tối thiểu để chi trả các khoản chi phí sinh hoạt cơ bản” của họ.

Bản báo cáo dài 136 trang còn cho biết thêm: "trên một dây chuyền lắp ráp HP, công nhân được yêu cầu hoàn thành mỗi nhiệm vụ được giao trong vòng ba giây và họ phải liên tục đứng trong khoảng thời gian mười giờ".

Một trong những nhà máy được liệt kê trong báo cáo bị cho là có những ông chủ "quân phiệt" cấm người lao động nói chuyện trong suốt ca làm việc 12 tiếng. Một số người khác không cho phép công nhân sử dụng phòng tắm của nhà máy.

"Trái với chính họ, các công ty đa quốc gia và các nhà máy sản xuất Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi tới cùng những hoạt động kinh doanh và lao động lạm dụng công nhân Trung Quốc", báo cáo cho biết. Nội dung của bản báo cáo cũng nhấn mạnh toàn bộ ngành công nghiệp không được kiểm soát và Apple chỉ trả 3,99 bảng để sản xuất một chiếc iPhone giá 600 bảng, một chi phí hết sức ít ỏi cho một giá trị lợi nhuận gấp hàng trăm lần như thế nhờ vào việc bóc lột người lao động.

Ngay đầu tuần này, một nhân viên của Foxconn, nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới được tìm thấy khi đã chết tại nhà máy của công ty ở phía Nam thành phố Thâm Quyến, nơi có hơn 250.000 công nhân lắp ráp các linh kiện cho hầu hết các công ty điện tử lớn.

Năm ngoái, sự kiện một nhóm công nhân của Foxconn tự tử tập thể đã rung lên hồi chuông báo động khẩn cấp về sự giám sát các công đoạn làm việc cường độ cao vô nhân đạo trong ngành công nghiệp điện tử.

Lễ tưởng niệm các đồng nghiệp ở chi nhánh Foxconn tại Trung Quốc tự tử vì không chịu nổi các điều kiện lao động nghiệt ngã ngày 28/05/2010 

Tuy nhiên, China Labor Watch khẳng định ngành công nghiệp này đã không hề thay đổi cung cách làm việc của nó và vẫn luôn tàn nhẫn đặt lợi nhuận lên trên mọi điều điều kiện lao động và sức khỏe của người công nhân.

"Foxconn không phải là công ty duy nhất phải chịu trách nhiệm về các vụ tự tử của nhân viên. Apple, HP, Dell và các công ty quốc tế khác cũng là những tổ chức phải chịu trách nhiệm bởi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của họ là đi kèm với chi phí tiền lương và điều kiện làm việc tối ưu cho công nhân ", báo cáo lập luận.

Trong một số nhà máy, công nhân không được đưa ra hợp đồng, hoặc trả tiền phiếu. Ngay cả khi có công đoàn trong một trong nhà máy, hoạt động bởi Quanta, nhà sản xuất máy tính xách tay lớn nhất thế giới, "công nhân vẫn không hề biết đến bất kỳ đại diện nào trong công đoàn hay bất kì công nhân nào từng có một cuộc họp với công đoàn.”

Một trong các nhà máy có tên trong bản báo cáo hoạt động cho MSI, một công ty Đài Loan, cho biết: "Chúng tôi thừa nhận một thực trạng rất phổ biến trong ngành công nghiệp điện tử là việc phải làm thêm nhiều giờ, và chúng tôi thừa nhận các nhà máy của chúng tôi ở Trung Quốc cần phải một cái nhìn nghiêm khắc lâu dài vào bản thân mình. " Một số nhà máy khác, được điều hành bởi Tyco, lại tranh cãi về tính chính xác của báo cáo và cáo buộc China Labor Watch không hề phỏng vấn một đại diện nào của mình. "Chúng tôi có một tỷ lệ doanh thu cao của người lao động trong ngành công nghiệp này", phát ngôn viên của công ty khẳng định.

Apple, Dell, HP và Nokia không đưa ra lời bình luận nào cho sự việc này.

Trong báo cáo hàng năm vào đầu năm nay, Apple đã tiết lộ rằng lao động trẻ em tại các nhà cung cấp của hãng ở Trung Quốc đang xấu đi, với 91 trẻ em dưới 16 tuổi được tìm thấy trong các nhà máy sản xuất hàng hóa của Apple. Trong khi đó, Dell, thừa nhận rằng chỉ có 46% các nhà cung cấp thiết bị hoạt động theo quy tắc của hãng.

Sony và Motorola đều cho biết họ đã cam kết cải thiện điều kiện làm việc, nhưng từ chối bình luận thêm. "Nhiều người trong số các công ty khẳng định rằng họ đang thực hiện những cải cách sâu rộng, nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào về điều này," ông Li Qiang, giám đốc điều hành của China Labor Watch cho hay.

Bình Chi (theo The Telegraph, CLW)



Bình luận
vtcnews.vn