Câu chuyện công nghệ 2011: mất mát và cạnh tranh

Khoa học - Công nghệThứ Tư, 28/12/2011 12:00:00 +07:00

(VTC News) - Những người dẫn đường ra đi, an ninh mạng bị đe dọa gây thiệt hại lớn... đã vẽ ra 1 bức tranh đầy màu sắc của công nghệ năm 2011.

(VTC News) - Những người dẫn đường ra đi, an ninh mạng bị đe dọa gây thiệt hại lớn và nhiều sự kiện khác, đã vẽ ra 1 bức tranh đầy màu sắc của công nghệ năm 2011.

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin luôn tự tìm cho mình và vững bước tiến lên theo những hướng phát triển trong tương lai. Nhưng 2011 là một năm với rất nhiều sự kiện khiến chúng ta phải dành thời gian để bàn luận về chúng. 

Sự ra đi của những người có tầm ảnh hưởng lớn, nguy cơ bành trướng của các thế lực tin tặc hay những xu hướng phát triển cũng như thách thức mới trong tương lai. Tất cả những vấn đề trên đã hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc về thế giới công nghệ năm vừa qua.

Dưới đây là 10 câu chuyện đáng nhớ nhất trong đời sống công nghệ toàn cầu năm 2011.

1. Steve Jobs qua đời

Từ một xuất phát điểm trung bình tới việc điều hành một tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, người đồng sáng lập Apple là một người đàn ông có quyền lực và sự kính trọng của mọi người.

Sự gục ngã của ông trước kẻ thù ung thư quái ác vào ngày 5/10/2011 đã tạo nên một cơn chấn động trên toàn thế giới.

 

Niềm thương tiếc của cộng đồng có thế thấy rõ nhất tại các cửa hàng phân phối của Apple trên khắp thế giới, nơi mà những người hâm mộ đã đặt nến, hoa và những dòng chữ bày tỏ sự kính trọng với ông. Cuốn sách hồi ký của Steve được phát hành bởi Walter Isaacson cũng trong tháng 10 năm nay đã nhanh chóng ghi tên vào danh sách bán chạy nhất.

Ở Apple, Steve Jobs là người đi đầu trong việc phát triển công nghệ máy tính cá nhân với những tên tuổi nổi tiếng như iMac, iPhone, iPod và iPad. Đồng thời ông cũng đã có thời điểm lãnh đạo studio Pixar, nơi đã tạo nên những tác phẩm để đời như bộ phim hoạt hình Toy Story đã khiến hãng phim Walt Disney trả 7.4 tỉ USD năm 2007.

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin vốn luôn chuyến động không ngừng cũng đã có những giây phút lắng lại sau sựu ra đi của ông. Những người lãnh đạo nổi tiếng trong giới công nghệ đã có những cuộc nói chuyện thẳng thắn nhằm chia sẻ tầm ảnh hưởng của Jobs, một việc mà khó có thể lặp lại trong tương lai.

2. Mạng xã hội thành công cụ kêu gọi biểu tình.

Liên tiếp những lời khen ngợi đã được giành cho các trang mạng xã hội khổng lồ của thế giới như Facebook, Twitter và Youtube vì chúng đã đóng 1 vai trò quan trọng trong phong trào Mùa xuân Ả Rập cũng như hàng loạt phong trào biểu tình khác ở Trung Đông bắt đầu vào cuối năm 2010.

 

Việc dùng các mạng xã hội để kêu gọi biểu tình đã trở thành một điểm nhấn quan trọng trong tình hình công nghệ năm vừa qua. Facebook đã trở thành người đưa tin trong cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập hồi đầu năm. Cùng với chức năng đó trong cuộc nổi loạn của các thanh niên tại London là Blackberry Messenger và trong cuộc biểu tình phố Wall là Twitter.

Giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook - Mark Zuckerberg đã nói trong bài phát biểu cuối năm của mình là: "Chúng tôi tồn tại nơi mà công nghệ và các vấn đề xã hội giao thoa với nhau."

3. Vấn nạn tin tặc

Sự lạnh lùng của chiếc mặt nạ Guy Fawkes đã trở nên quen thuộc trong những cuộc biểu tình liên quan đến rối loạn chính trị trong năm nay. Tuy nhiên phụ kiện nổi tiếng có nguồn gốc từ bộ phim V for Vendetta này được biết đến nhiều nhất khi nhắc tới nhóm tin tặc bí ẩn Anonymous.

Với quy mô lớn và mạng lưới thành viên rải rác khắp thế giới, lực lượng Anonymous đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong thế giới internet ngầm vào năm nay. Chúng là thủ phạm đã gây ra những chiến công bất hảo về việc đánh cắp dữ liệu thương mại điện tử, ngân hàng và cả những thông tin chính trị.

 

Bên cạnh đó còn có 1 nhóm tin tặc anh em khác của Anonymous là Lulz Security cũng đã gây ra những vụ tấn công quy mô lớn trước khi bị giải tán một cách nhanh chóng.

Sau khi mạng lưới tương tác trực tuyến của Sony bị tấn công những nhân viên điều tra đã tìm được một tệp tin do thủ phạm để lại. Trong đó là một thông điệp và cũng là khẩu hiệu của Anonymous: "Chúng tôi là một quân đoàn khổng lồ."

Thậm chí từ 'hack' đã bị hiểu sai nghĩa và có thể gắn với tất cả mọi trường hợp khi 1 trang web bị sập hay 1 mật khẩu bị đánh cắp.

4. Thị trường máy tính bảng đón chào nhiều tân binh

Thị trường máy tính bảng phát triển trong 1 thập kỉ qua đã có được cú nhảy lớn trong năm 2011 đặc biệt là sự ra đời iPad của Apple. 

Các nhà sản xuất thiết bị điện tử đã đặt ra 1 câu hỏi là người tiêu dùng đang tìm kiếm máy tính bảng hay đơn giản chỉ là iPad. Thật đáng tiếc là những kết quả tìm kiếm trên Google đã không làm họ hài lòng, những sản phẩm máy tính bảng khác như Android hay BlackBerry PlayBook đều không được nhiều người chú ý.

 

Tuy nhiên amazon đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi này với sự ra đời của sản phẩm máy tính bảng giá rẻ Kinle Fire chỉ 199 USD. Ngay lập tức nó đã bán được khoảng 1 triệu sản phẩm mỗi tuần kể từ khi ra mắt trong tháng 11.

Hewlett-Packard chỉ quan tâm đến doanh số bán hàng và điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm của amazon có thể chỉ còn 99 USD khi họ muốn bán hết sản phẩm còn tồn trong kho.

5. Sự chia sẻ không hạn chế của Facebook

Không biết khi một người thân phát hiện ra một vài điều về bạn mặc dù bạn không nói với họ bạn sẽ gọi là gì. Nhưng với Facebook nó được gọi là sự không hạn chế.

 

Họ đã biến Facebook thành một trong những công cụ quảng cáo lớn nhất hành tinh, cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến và nhận luôn phần việc chia sẻ tin tức của các trang thông tin báo chí.

Dần dần thói quen đọc tin đã được thay thế bằng việc vào trang cá nhân Facebook của một số lượng lớn người sử dụng internet. Giờ đây Zuckerberg còn khuyến khích người dùng chia sẻ cuộc sống của mình nhiều hơn theo thời gian dù họ có muốn hay không thông qua giao diện 'dòng thời gian' mới của mình.

6. Cuộc chiến bằng sáng chế

Những ông lớn của làng điện thoại thế giới bao gồm Apple, Google, HTC, Microsoft, RIM và Samsung đã dắt tay nhau tham gia một cuộc chơi may rủi liên quan đến vấn đề bản quyền. 

 

Những công ty này đã tham gia vào những vụ kiện và kiện ngược các công ty khác tạo một số quốc gia để có thể đạt được giấy phép kinh doanh hoặc lệnh cấm bán sản phẩm của đối phương. 

Google cho biết họ đã phải chi 12.5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility nhằm tránh cho các sản phẩm Android khỏi các vụ kiện bản quyền sáng chế.

7. Google+

Khi người dùng internet bỏ nhiều thời gian của mình cho các trang mạng xã hội hơn việc tìm kiếm trên web. Nói cách khác là lượng truy cập Facebook nhiều hơn hẳn so với Google thì bản thân Google đã tìm cách tạo ra 1 sản phẩm tương tự Facebook có tên là Google+.

 

Cũng có khả năng chia sẻ hình ảnh và cập nhật trạng thái của người dùng, tuy nhiên Facebook vẫn còn giữ một khoảng cách khá xa với Google+. Google đã tham gia một ván cược lớn khi khẳng định mạng xã hội sẽ trở thành chìa khóa cho tương lai của họ.

8. Apple trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới

Khi Jobs về Apple làm việc năm 1997 công ty đang đứng trước bờ vực phá sản. Trong thập kỷ tiếp theo ông như một bậc thầy thay đổi toàn bộ đưa Apple lên đỉnh vinh quang và cán đích khi trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

Exxon Mobil đã tiến lên rất nhanh chóng ở ngay phía sau tuy nhiên Apple vẫn là một đối thủ đáng gờm không dễ lật đổ. Sản phẩm iPad siêu mỏng cùng với iPhone 4S đã thu về cho Apple lượng doanh thu khổng lồ đồng thời trở thành sản phẩm ghi dấu ấn mạnh nhất năm 2011.

9. Máy tính Watson của IBM tham gia game show truyền hình

Mặc dù Watson đã không hiểu được một số câu hỏi trong chương trình trò chơi với ngôn ngữ tiếng Anh phức tạp khiến không ít khán giả cất tiếng cười nhạo. Tuy nhiên, cả thế giới đã có 1 bài học khi máy tính Deep Blue của IBM đánh bại kiện tướng cờ vua Gary Kasparov.

Watson đã đánh bại kỷ lục của 2 người đang nắm giữ trong chương trình Jeopardy là Ken Jennings và Brad Rutter khiến họ phải chia đôi phần thưởng của mình ủng hộ quỹ từ thiện.

10. Spotify và Facebook tham gia vào sân chơi nhạc số

Với iTunes và iPod, Apple đã khẳng định vị trí thống lĩnh của mình trong việc kinh doanh nhạc trực tuyến. Mặc dù Amazon và Google đã vào cuộc nhưng vẫn không có sự thay đổ nào khác biệt được tạo ra.

Nhưng Spotify đã chứng minh rằng nó là một đối thủ đáng gờm tại châu Âu của iTunes và sau nhiều năm đàm phán Spotify cũng đã tiến vào thị trường Mỹ.

Để có được điều đó nó đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Facebook Music, nơi cho biết những bài hát mà bạn bè của người dùng đang nghe. Bằng cách này Facebook đã góp phần quảng bá cho không ít trang web kinh doanh nhạc trực tuyến như Spotify, MOG, Rdio và Rhapsody.

Tùng Đinh (ảnh: Socical network)


Bình luận
vtcnews.vn