Chọn phần mềm bảo mật trước nguy cơ về an ninh mạng

Khoa học - Công nghệThứ Sáu, 22/07/2011 01:00:00 +07:00

(VTC News) - Thế giới đang xôn xao bởi những vụ tấn công của các nhóm hacker và không chỉ các tổ chức mới là mục tiêu nhắc đến của các tin tặc.

(VTC News) - Liên tục trong thời gian gần đây, thế giới đang xôn xao bởi những vụ tấn công của các nhóm hacker. Thực trạng này dóng lên một hồi chuông đáng lo ngại về sự bùng nổ của các vụ tấn công an ninh mạng và có thể không chỉ có các tổ chức là mục tiêu nhắm đến của tin tặc.

Làn sóng tấn công dồn dập của hacker

Có hai nhóm hacker đình đám làm thế giới phát sốt gần đây không thể không nói đến là LulzSec và Anonymous.

Trong đó, Lulzsec là nhóm hacker mới nổi với thành tích là tấn công thẳng vào Thượng viện Mỹ, CIA, Sony và gần đây nhất là FBI và SOCA (Serious Organised Crime and Police) – Cơ quan chống tội phạm nghiêm trọng của Anh.

Nhóm Lulzsec mới quay trở lại

Nhóm này mới xuất hiện đầu tháng 5 và tấn công chủ yếu để mua vui. LulzSec khẳng định họ là tác giả của vụ thay đổi nội dung trên PBS, tấn công Sony Pictures, Sony BMG và Sony Computer Entertainment Developer.

Còn Anonymous là nhóm hacker khét tiếng nhất thế giới với hàng loạt vụ tấn công DDoS vào website của các tổ chức, cá nhân.

Thậm chí Anonymous nhiều lần còn báo trước cho nạn nhân. Nhóm này thường tấn công để thể hiện quan điểm chính trị nào đó, như đánh sập hệ thống của HBGary Federal vì đã hợp tác với FBI; thách thức PayPal, Visa, MasterCard vì từ chối hỗ trợ Julian Assange, ông chủ của WikiLeaks hay tấn công website của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ để phản đối luật kiểm duyệt Internet.

Điều đặc biệt là ngay cả các thành viên của Anonymous cũng không biết tổ chức này có bao nhiêu người tham gia.

Cũng không nằm ngoài làn sóng của hacker, gày 6/6, nhóm tin tặc Thổ Nhĩ Kỳ có tên CmTr đồng loạt hack hơn 200 website tiếng Việt có đuôi tên miền .vn và .com và cài mã độc với mục đích chưa xác định.

 Anonymous đang làm cả thế giới bảo mật náo loạn

Theo đánh giá của ông Richard Clayton, nhà khoa học máy tính ở Đại học Cambridge (Anh), cho rằng có ba loại tấn công đang diễn ra hiện nay:

Thứ nhất là các vụ tấn công của những nhóm tin tặc đóng vai trò như các nhà hoạt động chính trị - xã hội như nhóm LulzSec hay Anonymous để mua vui hoặc thể hiện sự ủng hộ ai đó, như Julian Assange và WikiLeaks.

Thứ hai là những hacker chuyên nghiệp tìm kiếm thông tin thẻ tín dụng, kho địa chỉ e-mail để bán kiếm lời. Vụ tấn công đầu tiên vào hệ thống PlayStation được thực hiện bởi các tin tặc thuộc nhóm "hoạt động xã hội" kể trên sau khi Sony đưa một số hacker bẻ khóa máy chơi game PlayStation 3 ra tòa. Tuy nhiên, đợt khai thác tiếp theo vào hệ thống của Sony lại diễn ra vì mục tiêu lợi nhuận.

Cuối cùng là chiến dịch tình báo được chính phủ bảo trợ, hay có thể là mầm mống của chiến tranh trên mạng.

Tự bảo vệ mình trước các nguy cơ

Đối tượng được bọn hacker nhắm đến trong thời gian gần đây là những tổ chức lớn. Nhưng bên cạnh đó, các cá nhân cũng không nằm ngoài mục đích của bọn tin tặc.

Thời gian gần đây, tại Việt Nam rộ lên một loạt các vụ đánh cắp tài khoản Yahoo bằng nhiều phương thức khác nhau, một trong những phương thức đó là cài phần mềm ghi lại thao tác bàn phím, cài trojan, keylog... và không chỉ tài khoản Yahoo mà có thể tài khoản tín dụng của bạn cũng bị các tin tặc xâm nhập.

Chính vì vậy, chưa bao giờ nguy cơ bị tấn công an ninh mạng lại lớn như hiện tại với ngay cả các cá nhân. Vì vậy bản thân người dùng Internet cũng phải biết cách tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm diệt virut máy tính rất mạnh có thể giúp bạn phòng tránh hoặc giảm bớt các mối đe dọa bảo mật.

Có thể kể đến rất nhiều sản phẩm phần 1 được đánh giá rất cao hiện với cách thức bảo vệ đa dạng như: Symantec Norton AntiVirus 2011, BitDefender Antivirus Pro 2011, G-Data AntiVirus 2011, Kaspersky Lab Anti-Virus 2011, Trend Micro Titanium Antivirus Plus 2011…

Các bạn có thể dùng một số phần mềm bảo mật tốt theo lời khuyên của BTV:

BKAV

Bkav của Việt Nam đang có một bước phát triển vượt bậc trong ngành bảo mật

Trong đó, Việt Nam cũng có một cái tên đáng chú ý là phần mềm diệt virus Bkav đã vươn lên trở thành 1 trong 3 phần mềm diệt virus tốt nhất, thậm chí có 2 chỉ số đứng thứ nhất thế giới.
 
Phần mềm Bkav của Việt Nam với khả năng  nhận diện virus cao, phiên bản Bkav Pro 2011 đã đạt số điểm cao như Wildlist 100%, Polymorphic 100%, Trojans 98,8%, Worms và Bots 99,81% , trong đó RAP  đạt 98.1/100, đứng thứ 3 trong tổng số 43 phần mềm trên toàn cầu tham gia kiểm định, vượt qua các tên tuổi như: Kaspersky (94.3 điểm), AVG (94.4 điểm), Avira (93.7 điểm)…

Các cá nhân dùng Internet đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các loại virut độc hại

Ngoài ra, vào ngày 11-5, Công ty an ninh mạng Bkav đã chính thức ra mắt phần mềm diệt virut Bkav 2011 với công nghệ Safe Run (thực thi an toàn). Với công nghệ đột phá này, Bkav trở thành nhà sản xuất phần mềm diệt virut thứ 4 trên thế giới nghiên cứu thành công và ứng dụng vào sản phẩm của mình.

Bkav cho biết khách hàng đang dùng phần mềm diệt virut Bkav Pro có bản quyền sẽ được tự động cập nhật phiên bản mới công nghệ Safe Run không phải trả thêm phí.

Bên cạnh Bkav và các đại gia chuyên trị các loại virut đã được nói đến bên trên bạn hoàn toàn có thể tham khảo những sản phẩm "miễn phí" khác sau đây cũng có khả năng bảo mật mạnh mẽ được tin dùng.

Avast Free Antivirus

Phiên bản mới nhất là Avast Free 6 có bổ sung thêm hai tính năng rất hữu dụng là Auto sandbox và Web REP (đánh giá website an toàn hoặc nguy hiểm dựa trên kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng dùng Avast).

Tuy là một phần mềm miễn phí nhưng Avast có đến 8 lớp bảo vệ đảm bảo an toàn cho các tập tin hệ thống, email, trình duyệt web, chương trình chat, hoạt động chia sẻ ngang hàng (P2P),…

Trên thử nghiệm, tốc độ quét của phần mềm này cũng rất ấn tượng. Avast quét đĩa hệ thống khoảng 14GB mất khoảng 6 phút và quét toàn bộ các phân vùng hơn 300 GB mất 38 phút. Giao diện của phần mềm này khá đơn giản và dễ sử dụng, có hỗ trợ tiếng Việt.

Panda Cloud Antivirus

Với công nghệ Collective Intelligence tiên tiến, Panda Cloud Antivirus (PCA) có thể thu thập thông tin tức thời về các chủng virus mới xuất hiện trên toàn thế giới.

Luợng dữ liệu về virus lưu trữ trên mây điện toán phong phú nên PCA có khả năng phát hiện rất tốt. Bên cạnh đó, các phiên bản gần đây của phần mềm này cũng đã hỗ trợ cập nhật tự động (tính năng bị khuyết trên các bản miễn phí trước kia và chỉ có trên bản thương mại).

Comodo Internet Security Premium

Comodo Internet Security Premium (CISP) chính là sự là sự kết hợp giữa bộ ba giữa Comodo Antivirus, Comodo Firewall và Comodo Defense.

Theo thử nghiệm, CISP phát hiện được 92,4% các mẫu nhiễm và khử nhiễm được 60% số mẫu đã phát hiện. Tưởng lửa chính là ưu điểm vượt trội của phần mềm này so với những trình antivirus miễn phí trên thị trường.

Hoàng Lâm (Tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn